Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

CẦN TÔN TẠO NƠI Ở CỦA TRẦN VĂN ÚT

Hồi đó, kỳ đi điếu viếng cuối năm, năm nào thì tôi quên, đến nhà Trần văn Út chia sẻ chút tình người qua tình đồng đạo, tôi cảm thương, Út mang nặng gánh đạo trên đôi vai mà đi, để lại mẹ già trên xa tuổi cổ lai hy ở lại. Tôi đến ngay lúc bà đang bệnh mấy ngày chưa dùng cơm được. Tôi nhìn chung quanh, nhà cửa không lành, cột cây, tường gạch trơ ra, làm lấy có, sơ sài. Qua nhiều năm, Út không quan tâm về việc điểm trang nhà cửa, lo đạo sự chết để lại căn nhà không lành, thời gian âm thầm cây bị mối ăn, tường gạch sức hở, tôi nghi sự tồn tại không dài.
Đọc bài của cô Đan Sương viết hôm 5 tháng 7 năm 2013 có đoạn báo cáo cảnh nghèo thiếu bao vây căn nhà Trần văn Út (Út Hòa Lạc) trong đó có người mẹ, chị gái, anh trai của Út như cố thủ thành trì, bảo an vùng kỷ niệm không thể để mất nơi có dấu ấn lịch sử cuộc đời đầy hào quang của Út mặc dù các vị ấy già yếu bệnh tật. Xin trích đoạn bài viết ấy:
“tôi viết bài này để tỏ chút lòng với người đã hy sinh vì đạo, gởi đến chư huynh đệ gần xa, ngưỡng mong có sự chia sẻ nổi đau mất mát với gia đình và những người thân của vị Thảnh Tử. Theo lời dạy của Đức Huỳnh Tôn Sư “ ta phải thương yêu lẫn nhau như con một cha” đồng thời cũng để thực hiện cái điều mà Đức Thầy đã làm và kêu gọi mọi người từ ngày 01/3/ năm Bính Tuất 1946 qua một bài văn tế“ Kẻ chết đã an rồi một kiếp, người sống còn tái tiếp noi gương”([1])mà xem mẹ của Út Hòa Lạc như mẹ của chúng ta. Hiện nay bà đang thiếu vắng tình thương đứa con đã chết, chúng ta hãy là những đứa con bù bổ cho bà, lấp đi những khoảng tróng cô đơn, giá lạnh trong cuộc đời già nua để đỡ tủi thân. Sống đời nghèo thiếu, bà cần có nhiều bàn tay thân yêu góp sức, xây cho tổ ấm lành lẽ tốt hơn để tránh cảnh “sao dời vật đổi”, giữ nguyên miếng đất thổ cư có máu xương của Út Hòa Lạc đổ xuống, có nước mắt của bà lão khóc con và không ít nước mắt của chư đồng đạo đã tưới phù sa cho miếng thổ cư nầy. Chúng ta hãy là những bàn tay đó”.
Sự lo sợ cảnh “sao dời vật đổi” của Đan Sương nghe qua tôi cảm thấy sợ. Trước mắt chúng ta cũng có biết bao nhiêu chuyện vì quá nghèo mà bán đất. Ông Cha tảo tần lắm mới tạo dựng được vuông đất chết để lại con cháu, hậu sinh không phải thiếu hiểu biết về sự nhọc nhằn của Ông Cha nhưng hoàn cảnh đã dẫn tới cho đám con cháu sự bất lực, không còn cựa quậy. Chúng ta không để cho thân nhân của Út rơi vào hoàn cảnh đó. Út đã “Đốt Đuốc”tại mảnh đất nầy thì nơi nầy cần phải được bảo vệ cho hậu thế tính lịch sử.
Bảo vệ tính lịch sử  không dụng ý vương mang thù hận trong lòng. Bảo vệ và thù hận là hai chuyện khác nhau. PGHH là một tôn giáo để tu, Út Hòa Lạc đang tu nhất thời bị gây khó, cường độ của sự gây khó cao ngút ở nhiều nơi, vượt ngoài thương thuyết và sức chịu đựng, hết cách thì phải đem giải quyết vấn đề bế tắt bằng biện pháp cao nhất mà Út Hòa Lạc có khả năng hơn ai cả, hy sinh tấm thân mình để cho đoàn thể tôn giáo vượt qua sự bế tắt khó khăn là xong, tròn bổn phận.
Tôi đã chuyển tiếp e mail nói trên đi nhiều nơi trong và ngoài nước, hy vọng có sự đóng góp của chư đồng đạo, chung tay, cất vững chắc căn nhà ở của Út Hòa Lạc để bảo vệ khu di tích không bị mất hay bào mòn của sương gió thời gian. Tiếng kêu vận động của Đan Sương từ giữa năm 2013 đến hết năm 2014 đã bị chìm vào quên lảng. Những ngày tháng cuối năm 2014 cụ bà thân mẩu của Út Hòa Lạc quy tiên, tôi đến dự đám tang, thấy nhà xuống cấp trầm trọng, cái sàn gác chỗ Ông Út Hòa Lạc lên tự thiêu đã đùn đưa rung rẩy khi có người lên đó…chưa thấy có bàn tay vàng nào giơ cao gở bảng. Cho đến đầu năm 2015, trong đêm Trời đầy sương khuya, có cuốc điện thoại gọi đến. Trong máy điện thấy hiện tên của Võ Văn Bửu, tôi lo sợ không biết chuyện gì mà gọi trong đêm khuya thế nầy: A Lô, dạ chào chú tư, chú tư ơi cháu xin báo tin, nghe tin nầy chắc là chú mừng lắm. Tôi hồi hợp hỏi nhanh: tin gì? Cháu xin được tiền cất nhà tưởng niệm Út Hòa Lạc rồi. Tôi liền nói: Như vậy là tốt lắm, chú mừng lắm, hảo hảo! Định lúc nào thì mới thi  công? Bửu trả lời: Dạ để cùng đồng đạo chuẩn bị tư thế sẵn sàng, ngừa có sự trắc trở về thủ tục hành chánh. Chuẩn bị xong thì bắt tay vào việc, ước chừng năm ba ngày đây thôi.
Đúng là một tin vui, rất vui. Tôi trực nhớ… cũng Võ văn Bửu nữa sao? Trần văn Út đem thân làm đuốc thắm thoát đã 7 năm, chết rồi mồ yên mả lạnh. Võ văn Bửu sau 7 năm đi tù về đến thăm vùng kỷ niệm để tìm lại chút hơi hám của Út Hòa Lạc về thành tích đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo cho Phật Giáo Hòa Hảo. Một ngôi ngộ đấp xi măng sần sùi, củ kỷ như ngôi cổ mộ của thời xa xưa, màu mốc thếch, rong rêu. Bửu ra tù anh em đồng đạo thương tình cho tiền xài, rửa ruột, rửa da. Chưa rửa được chút ruột da vì hết, nhìn dáng mồ của Thánh Tử Đạo như vầy thì tủi lắm, trước mắt Bửu nhịn ăn xài, dùng tiền ấy mua vật tư xây lót, dán gạch bông, và ngôi mộ cao rộng có vẻ bề thế. Nay tôn tạo nhà để thờ Thánh Tử Đạo Út Hòa Lạc cũng Võ văn Bửu đứng chủ thầu xây dựng. Bửu thiệt có lòng!
Do lời mời của Bửu và nhà tài trợ trọn gói (có yêu cầu miễn nói tên)Tôi đến ngay ngày khởi sự làm nền 23 tháng 3/2015. Rất vui, thợ hồ là mấy Ông Tàu Hủ Dưa Leo đến thi công, làm bằng thiện nguyện, ngày đầu khoảng năm bảy người mấy hôm sau số quân tăng lên, vác khiêng rụp rụp, chạy xách ào ào vỏn vẹn trong một tuần lễ là lên lợp. Vui cười làm việc, nhắc nhiều chuyện về Trần văn Út có công to với đạo, mở nhiều lướp học, đào tạo tu sinh, thuyết trình giáo lý. Trần văn Út có ảnh hưởng rộng lắm, nhất là giới trẻ. Những tu sinh trong các trường lớp đào tạo của Út giờ cũng đã thành người lớn, thạo nghiệp truyền bá giáo lý và tu hành

30/3/2015
Lê Minh Triết

[1] Trong bài “ Tế chiến sĩ trận vong”của Đức Thầy.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

VIỆC CHUNG CẦN NHIỀU SỨC ĐÓNG GÓP
 Hình chỉ là minh họa
Mới đây có sáu thanh niên lạ đến tôi, qua vài câu thăm hỏi tạo duyên, một trong sáu người bày tỏ bằng giọng than trách: PHẬT GIÁO HÒA HẢO (PGHH)giờ bị chia cắt quá nhiều manh mún chú nghĩ có đúng không?
Tôi nói: danh xưng của một tôn giáo mà gắn liền hai chữ “manh mún” vào thì thật là hạ giọng, không đúng đâu. Để cho người nghe dễ thông cảm ta nên tìm một từ nào khác ngoài “manh mún” cho bớt ưu tư, hoặc ta hãy nói: tín đồ PGHH bị chia cắt manh mún, được không nào?
Cháu chưa hiểu ý của chú.
Tín đồ PGHH là chúng ta đây, chưa tròn đạo hạnh để vào quả vị, trình độ giác ngộ không đồng, ý nghĩ sâu cạn, cao thấp. Sự bất đồng có thể dẫn đến chia phe chia phái trong nội bộ tín đồ. Đạo PGHH do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, Ngài là một Đức Phật trong vô lượng Đức Phật ở cõi Tây Phương, vì thương chúng sanh mà lâm phàm tế độ như Ngài đã nói:
“ muôn ngày vô sự, lóng sạch phàm tâm, sao chẳng ngồi nơi ngôi vị hưởng quả bồ đề trường thọ mà còn len lỏi xuống chốn hồng trần, đặng chịu cảnh chê khen”
Và:
“Cảnh thiên trước thơm tho nồng nặc
Chẳng ở yên còn xuống hồng trần.
Ấy vì thương trăm họ vạn dân,
Nên chẳng kể tấm thân lao khổ”.
Hoặc:
“Thương hồng trần mượn xác tái sanh”

Xem đó, PGHH không phải do người của thế gian tạo ra mà là của Đức Phật, sẽ mãi mãi không manh mún. Manh mún là chúng ta, là tín đồ sinh hoạt tôn giáo theo ý thích của mình chống ý thích của những người khác làm lăng xăng giặc dậy với nhau. Nếu như, tổ chức hội hàng vì đó theo ý thích của mình mà không chủ trương ngược đãi ý thích của người khác thì đâu có lăng xăng giặc dậy, nhiều tổ chức để có thêm sức ảnh hưởng cho PGHH, sẽ tốt hơn dành chỉ một tổ chức như giáo hội quốc doanh, vì không tôn trọng tính công bằng, dân chủ trong bầu cữ, ứng cữ, dựa trên thân thế nhà nước mà tồn tại nhưng  sinh hoạt không được nhiêu người.
Độc tài về tôn giáo cũng rất đáng sợ! Đối với giáo hội quốc doanh, chúng ta chia cắt để tự tồn là điều đáng nên làm. Còn theo suy nghĩ của em trai, PGHH bị manh mún qua sự việc gì?
Nói tới quốc doanh thì miễn bàn cho đỡ giận. Ngoài quốc doanh, như chú biết, trong đạo giờ không thuần nhứt một ý, chia nhiều tổ chức, phe nhóm.
Theo tôi, nhiều tổ chức trong đạo là nhiều cách làm đạo khác nhau nhờ thế mà đạo mới giải quyết những bế tắt từ một người theo đạo đến nhiều người theo đạo. Thông các nẻo đường làm đạo trong một tôn giáo, giáo hội không phải là sai mà chịu sự khiển trách. Người ta tổ chức chương trình hay công việc vì đều là để đáp ứng yêu cầu công tác Phật sự PGHH là được, không cần biểu người ta phải “giống mình”. Em trai nghĩ sao! một gia đình mà Ông Cha chuyên nghề cày ruộng con cháu sau nầy phải đi theo con đường mòn ấy không thể thay đổi hay phát sinh nghề nghiệp nào nữa à? Đi theo lối mòn của những người đi trước bề ngoài ta thấy có sự ấm áp của tình phụ tử theo nghề truyền thống, nhưng ở vào thời đại văn minh, nhân loại không ngừng phát triển tiềm năng, vươn cao trí tuệ để đạt đến tiêu chí chung dân giàu nước mạnh. Nông nghiệp cho dù có phát triển, sự phát triển không thể sánh vai với công kỹ nghệ đi lên toàn cầu. Nông dân thì nhàn nhã nhưng sự thiếu thốn qua sắm, ăn, chật hẹp trong khi cũng hộ nông dân khác, một vài đứa con trong nhà nông không muốn đi cùng Ông Cha lo nghề cày cấy nữa, chọn giải pháp mới, học làm bác sĩ, kỷ sư, tiến sĩ kinh tế, kinh doanh thương trường, mở chơi thị trường chứng khoán kiếm nhiều tiền hơn Ông Cha của mình, có cuộc sống sung sướng hơn Ông Cha là không tốt sao? Đáng bị chỉ trích sao? Nghề nào thì cũng có người thạnh kẻ suy, rất nhiều người bán ruộng để đầu tư trong việc kinh doanh mua bán mà năm chìm bảy nổi, không hơn vì Ông chủ ruộng bình thường, nhưng gia đình có nhiều nghề, cơ hội cho tâm trí mở rộng sẽ thoán mát hơn.
Ngài Nghĩa Tịnh đời nhà Đường Trung Quốc 635- 713, sau Ngài tam tạng pháp sư Trần Huyền Trang 600 – 664 có đi Thiên Túc (Ấn Độ) tham học và thỉnh kinh. Qua sự tham học Ngài ghi nhận có rất nhiều, rất nhiều phái tu Phật Giáo, Ngài ngợi khen, tán thán Đạo Phật có nhiều chi phái hoạt động cùng lúc mà không phái nào chống nhau và tất cả có chung mục đích làm phát triển Đạo Phật. PGHH ở thời cận đại từ 1965 đến 1975, thời gian có 10 năm thôi mà tới ba giáo hội trung ương ra đời. Cả ba tổ chức giáo hội trung ương đều có tín đồ tham gia chỉ số tương đối, hoạt động tích cực, là thời kỳ vàng son của PGHH.
Theo ý em trai, tại sao không để chỉ một giáo hội trung ương thôi chứ gì?
Dạ phải!
Giáo Chủ của tôn giáo là bậc siêu nhân trên trước lâm phàm dạy đạo còn thành lập giáo hội để có cơ sở pháp lý hoạt động tôn giáo là phần của các tín đồ trong đạo, gốc gác phàm nhân chứ không phải siêu nhân, họ còn bị thất tình lục dục che mắt bít tai, không thấy rõ chân lý mà sống bằng suy lý, mặt yếu kém, cạn cợt, hẹp hòi ở phần phía nào đó ngoài chuyên môn là không giỏi để kêu sức ủng hộ tất cả cộng đồng. Nơi mình không đáp ứng nhu cầu thì người ta mang tấm lòng khát khau sẽ cố tìm nơi khác, đó là nguyên nhân để có ra một tổ chức khác. Nếu như, có một giáo hội nặng tính xã hội từ thiện, lúc nào cũng nêu cao quan điểm chẩn tế, sửa đường, cất cầu, độ bệnh, nhẹ việc trau thân sửa lòng. Nói mình tu, mình làm đạo, các sinh hoạt tôn giáo đổ vồn về sinh hoạt xã hội từ thiện. Bên cạnh đó những người chuyên tu, ly gia cắt ái, hạnh cách thiền môn, muốn có sự hỗ trợ về đạo tràng, tịnh thất, lớp giảng chuyên môn mà đến với giáo hội nầy như đi lộn chỗ. Ngược lại, có một giáo hội đặt tiêu hướng ngưỡng cửa Niết Bàn, sống quên thế sự, vào đâu đi đâu cũng sợ nhiểm, thắc chặc việc tu trong một không gian yên tỉnh, tránh chỗ ồn náo, không hay biết ngoài xã hội như thế nào, ai đói ai đau, đường hư, cầu gảy vì vì cũng cứ mà tỉnh bơ. Những người tu có yêu cầu xã hội từ thiện cao có thể thu mình ngồi vào không gian yên tỉnh để tỉnh bơ trước thế sự được sao?
PGHH với pháp môn “Học Phật Tu Nhân” gồm có bốn điều ân quan trọng mà các tiền bối vinh danh cái tên nghe thật là sướng tai “Tứ  Đại Trọng Ân”, trong đó “Ân Đất Nước” được Đức Huỳnh Giáo Chủ sắp đứng vị trí thứ nhì. Những tín đồ nặng lòng quốc gia xả tắc gặp lúc bị ngoại xâm, hoặc bối cảnh chính trị trong nước đã làm cho nhân dân sống không có tự do, quyền con người bị tước đoạt, người có ý thức, trách nhiệm với tổ quốc phải xông vào trận bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền con người nhưng dưới một tổ chức giáo hội chủ trương lánh trần cảnh để tìm về Phật cảnh, vùi tu trong một không gian yên tỉnh, vào đây làm sao mà được. Người tín đồ nào thấy mình còn nặng nợ với non sông tổ quốc không thể ngồi yên một chỗ mà niệm tưởng, cần có một tổ chức giáo hội khác hơn để phụ vụ tôn giáo là đương nhiên.
Nhìn chung, tôi đưa ra ba tổ chức giáo hội PGHH làm ba luận chứng, giáo hội nặng tính xã hội từ thiện, giáo hội chủ trương xa trần cảnh để tìm về Phật cảnh và giáo hội nặng tính quốc gia dân tộc; tất cả đều vì PGHH mà phấn đấu phát huy và nếu sự thật đã vì PGHH thì không thể có vụ người Hòa Hảo chống người Hòa Hảo. Anh em chung một cha, huynh đệ cùng một đạo, thờ một Thầy, có chung sự giáo dục mà chống nhau, đặt mục tiêu danh lợi để hơn thua bôi tro trét trấu lên mặt mày nhau chứng tỏ mình không chấp nhận sự giáo dục của Cha Ông Thầy Tổ. Ở trong đạo, làm việc đạo chỉ là trưng bài cái võ hình thức để cho trong ruột chứa oán thù như vậy đã không phải vì PGHH đâu.
Tổ chức giáo hội nhiều hay ít là do có nhiều hay ít người yêu cầu, được hay không theo tôi không nằm ở một tổ chức hay nhiều tổ chức mà ở người ta có thật sự vì PGHH làm tốt cái công tác đã được truyền lệnh “ Thương yêu nhau như con một cha và dìu dắt lẫn nhau vào con đường đạo đức”, nếu có nhiều tổ chức mà cùng nhân rộng “sự yêu thương dìu dắt” sẽ nhanh đạt kết quả hơn công việc của một người làm. Đạo có nhiều người truyền bá sẽ tốt hơn nếu chỉ để cho một người truyền bá.
Hãy nên kiểm chứng chính mình để đo lường sự thương yêu dìu dắt mà mình đã học từ Đức Thầy tiến triển bao xa. Nếu sự thương yêu dìu dắt được đem thực hành đến độ nồng nàn, thửa lòng luôn trong sáng, tỉnh táo, dễ tha thứ, không vì mất lòng nhau, không cùng nhau một tổ chức mà chuyện bé xé ra to, có cơ hội là mắng nhiếc, quỷ vương, phá đạo, phản Thầy. Đừng tưởng sự kêu réo của ta sẽ lôi thêm nhiều đồng minh hạ gục một đối thủ? Có thể không như vậy đâu! Khi ta tố giác sự ngông cuồng hay những tội lỗi của người mà ta nợ họ sự  thương yêu dìu dắt, dưới bộ dạng nóng nảy, ác mồm của ta khiến khách quan cảm nhận có cuộc tranh giành ảnh hưởng. Từ đó họ sẽ đặt vấn đề với ta rằng: Tôi chưa biết người Ông không ưa đã có sai trái một cách cụ thể thể nào, nhưng nhìn Ông, một người đạo PGHH mà không còn một chút thương yêu dìu dắt thì tôi cũng phát sợ cả Ông luôn.
Đức Thầy sáng tác Sấm Giảng và Thi Văn để làm bộ môn giáo lý căn bản cho tín đồ theo đó tu học. Một tín đồ kính đạo, trọng Thầy đọc giáo lý với cái tâm săn sóc vườn đạo, biết để tu khác xa với người tín đồ biết quá nhiều, học thuộc quá nhiều về giáo lý mà không tu, lúc nào cũng muốn đem giáo lý ra ăn thua, chờ ai nói sơ hở là bắt bẻ. Họ biến môn giáo lý họ học được ở Đức Phật Đức Thầy thành vũ khí tối tân, để hễ ra trận ăn nói, là phải thắng. Thôi được, nếu có cảm nhận giáo lý như vũ khí thì cái oai phong của chiến sĩ Đức Như Lai, cầm súng ra trận chỉ với mục tiêu đánh bại kẻ thù phiền não, đừng biến giáo lý là vũ khí để đánh bại đồng đạo mình.
Nếu trọng đạo, khi làm công tác Phật Sự là không có tính hơn thua, người đạo phải luôn luôn bảo vệ đạo, ăn thua nhau với người trong đạo sẽ làm cho đạo xuống dốc. Ăn thua với ai cũng không được bởi đạo Phật là đạo Từ Bi. Đừng vì háo danh mà nhào tới bảo vệ danh một cách giành giựt, danh dự sẽ bị tổn thương nặng hơn, cho đến một lúc nào đó sẽ không có thuốc chữa nếu mình mãi làm chuyện đó. Đạo là tình thương, là chất liệu tươi vui, bình an trong cuộc sống. Muốn có đạo trước phải có tình thương và muốn có tình thương luôn luôn phải có tấm lòng dìu dắt. Thực hiện chu đáo lời dạy của Đức Thầy nói trên, dẩu có nhiều tổ chức giáo hội trong một tôn giáo, tổ chức nào, cá nhân nào mang theo tấm lòng thương yêu và dìu dắt để gặp gở, hội luận, lúc ấy sự thân mật bao trùm. Tôi nói như thế em trai nghĩ có nên không?
Bây giờ thì con hiểu ra… Cám ơn chú.
Viết lại cuộc gặp.
28/3/2015
    
Lê Minh Triết


Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

KỂ CHUYỆN TRONG ĐÊM TRĂNG tiếp theo 9

Xem cho kỹ đi sẽ thấy, cái cạm bẩy giết hại Tu Sĩ bậc nhất là Danh Lợi Tình, giết chết mòn chết mỏi. Với những vị tu còn trẻ tuổi, Tình là một thế chiến khá quan trọng mà ma phiền não đã gây chiến trận ở mọi chỗ, cổ nhân ví nó như “Ải Địa Đầu”của một quốc gia, giữ yên bờ cõi hay không là nơi đó. Do vậy mà ải chiêu mộ tướng mạnh binh hùng, võ công cái thế. Địch quân mà thắng qua được ải địa đầu, chuyện chinh phạt một nước đối phương không còn khó nữa. Lắm nhà tu từng có tiếng thắng trận là vô địch ở khu vực tình cảm, tình yêu, tình dục hằng mươi năm hoặc đôi nươi năm tương dưa sương gió, màu nâu sồng không phai sắc bởi buội hồng trần, lúc nào cũng “sắc tức thị không”mà rồi một “ chút xíu” gì đó dấy lên không hay, dấy lên không hay tất nhiên không diệt, lâu ngày một ít đó thành nhiều, cái Ấn Tượng phôi thai của tình cảm, tình yêu và tình dục chen vào tâm khảm qua một niệm bất giác rồi 2 niệm 3 niệm nối luôn. Tương dưa tàu hủ còn đặc sệch nơi thân mà trong tâm cũng quá nhiều quân phiền não. Chúng ta giành giựt cái gì? Giành tương chao tàu hủ để làm chứng mình là người đạo, lo tu, còn bỏ cái tâm cho phiền não xé nát sao? Một khi vọng niệm chúng sanh làm chủ tình hình, nó sẽ giật đánh nhà tu té nằm sãy tay.
Ai có ngờ đâu! Khi chúng ta có thói quen chóng cự tình ái bằng nhận thức chủ quan, phủ nhận triệt để sự có mặt của người khác phái trong tổ chức, trong xả giao, trong cái nhìn và trong nụ cười…thì nơi khác, cảnh khác, Danh Lợi chẳng hạng, chưa được ta chú tâm tuyệt diệt Tình có thể mượn ngõ đó vào hết đường chống cự. Như vậy, phủ nhận triệt để cũng chính là chấp nhận triệt để. Biết bao nhà tu hành đã phải cao bay xa chạy như thế nhưng rất ít có người thành công với hạnh cách sáng sủa.
Một đứa bé trộm đồ ta bắt được và liền khi ấy ta tống xuất chúng ra khỏi cửa. không mất đồ là hay, vui mừng. Tưởng đuổi nó đi là yên cứ việc vui chơi, ai có ngờ đâu! với tính chuyên nghiệp ăn cắp của nó, khi nó mới bị đuổi ra khỏi cửa chớ chưa đi xa “chưa mất hình mất bống” nó vẫn còn “núp đâu đó” để nghe thấy hết cuộc vui chơi trong nhà; không cho đi tắt, chịu khó một chút nó đi vòng ngả sau lấy sạch. Ví như người lính đóng đồn, nếu siêng đi hành quân dẹp giặc, hoạt động dang xa, thường tấn công qui mô đẩy giặc đi khỏi vùng kiểm soát, an ninh, tự trị. Nhiều ngày mất bống giặc, giặc bị đẩy ra xa, người lính giá có lỡ vui chơi quên gát giặc một chút xét cũng không đến đổi tệ, giặc có muốn trở về phá trong lúc người lính vui chơi quên gát một chút cũng không về kịp, chứ đồn lính mà ít chịu đi hành quân quét giặc thì giặc luôn luôn ở cận bên hơ hỏng là chúng tấn công ngay. Thu hẹp vùng hoạt động, thu hẹp hành quân là thu hẹp sự sống là cơ hội cho giặc lấn vào gần đồn, nhởn nhơ hình bống giặc phía ngoài, lơ con mắt nó nhảy vô “ Chụp Đồn”, thua chắc.
Thanh Lan nhiều phen đánh cướp từ xa, xa đến không còn dấu dết, không cho cơ hội tìm đường trở lại, nhưng chúng có chịu thua đâu, không thua thì Thanh Lan cũng không nhịn, đánh cho giặc một trận cụt vốn. Còn trơ một thân chúa đảng hết làm ăn gì được mà cái tính cướp của giết người vẫn không chừa bỏ để phải một mình chết dại bởi tay con tuỳ nữ yếu đuối. Tóm lại, đuổi chận ngõ nầy nó đi ngõ khác, quyết lòng phá, nhưng cách nào cũng không qua mắt Thanh Lan.
Thanh Lan cằn nhằn Ông khách khó tính bằng dọn đãi Ông ta một bửa cơm chay và sự kiện Nàng ra tận phòng ăn với biểu ý rằng: Đừng dễ nuôn chìu theo những đòi hỏi vô lý, ví dụ: Bao năm tu ngon lành trong chỗ lạc đạo an bần, trường chay tuyệt dục nay bỗng nhiên dệt lóm đóm mộng đời, hồi nào thích đơn thân nơi thanh vắng tịnh tu, nay mến chỗ huyên náo ồn ào, hồi nào ca tụng lý tưởng sống đơn giản vật chất mà giờ trọng sang chuộng đẹp kiểu nầy kiểu nọ, hồi nào say sưa tịnh toạ tham thiền, nay như quên hết, có ai nhắc cho nhớ cũng không muốn nhớ, hồi nào Niệm Phật dễ nhất tâm tham thiền thường được vắng lặng, nay vọng niệm thét gào cứ để vậy coi chơi, hồi nào không ưa nghe thấy người khác nói chuyện đạo cao siêu mà diễn giả vướn nhiều mê muội tầm thường mà giờ mình là kẻ ba hoa nhất hạng, hồi nào không ưa lội lơn tơn đi tụ ba tụ bảy bàn chuyện viễn vong thằng cha nầy con mẹ nọ, huynh nọ đệ kia giờ thêm cái tật ngồi lê đôi mách lắm chuyện đủ điều, hồi nào lễ Phật xong là phải tịnh toạ cả tiếng đồng hồ giờ một chút cũng không…Ta đừng dễ dải bỏ qua, xem xét nguyên nhân nào gây nên những thói nhu nhược hư hèn ấy để kịp thời chận đứng sự tuột dốc, tìm lại ngay những tâm quyết mình đã bị mất mát hao hụt. Việc gì cũng nên cho động não một chút, có động não mới có trốc sét mà dẫn điện sáng lên. Người lười tu lâu ngày, mê tâm, tối dạ, lòng đen như mực như cái ổ điện lâu ngày không hoạt động, sét đóng bít trịt, cứng khừ, bật cong tắc “ cóc cóc”không trốc sét điện không qua tối vẫn tối. hình thức tu hành của chúng ta là bật cong tắc, nhưng tiếc thay, cong tắc bật lia lịa sớm chiều mà sao không sáng. Nhà tối om om dễ bị va đầu, va đầu vào đâu cũng thua.
Hãy coi Thanh Lan yêu quí của chúng ta! Đèn bao giờ cũng để sáng, lỡ có hết dầu thắp sáng, bằng mọi cách dù nửa đêm cũng phải đi kiếm cho được dầu. Vòng ánh sáng vừa đứt là nối lại liền, có sáng tâm mới suy ra những điều lợi lạc. Thông thường hễ ai có muốn ăn ngon phải nấu bằng thịt cá, nay gặp phải cái Ông khách dị kỳ đòi ăn ngon mà cử để hai món đó. Thấy chuyện đòi hỏi quá vô lý, đánh giá sự vô lý hiện diện không phải là chuyện tình cờ, nàng không thể bỏ qua, vội đến tận phòng ăn để xem mặt mủi của Ông khách kỳ lạ ấy ra sao. Nhờ năng động tính tò mò, thắp sáng hiện hữu, vừa thấy Ông khách trong phục xuất sang trọng, nàng không nhìn vẻ sang trọng bề ngoài của Ông ta, nhìn ngay Ông ta, đôi mắt nàng vồn lên rất sáng, phát hiện được chân diện của một tên chúa cướp đội lốt người lành, phú quí, phóng cho hắn một nhác dao trừ hậu hoạ.
Than Ôi! Lắm Tu Sĩ bị phiền não rủ mình đi đội lốt việc lành, đội lốt việc từ thiện, thậm chí đội lốt Niệm Phật Cầu Kinh… đòi hỏi đủ điều vô lý đủ điều tầm bậy mà cũng tin, chấp nhận bừa. Thậm chí nó không cần đội lốt, vẫn nghênh ngang mang cái bộ mặt ngược đãi sự tu hành mà sự đòi hỏi vô lý kia cũng được chấp hành tốt.
Đừng nhìn việc làm thuận nghịch mà hãy nhìn ngay cái khởi động khi đối trước việc làm và hãy nhìn cái khởi động trong khi không có việc làm. Động tâm trong lúc có làm việc thiện hay không làm việc thiện, có lễ niệm Phật hay không lễ niệm Phật thì cũng là “Động Tâm”. Người ở trước Phật mà động tâm về Danh, Lợi, Tình, với người ở xa Phật động tâm về Danh, Lợi, Tình, động ở đâu cũng là động, bằng nhau thôi, cần phải diệt dứt. Thanh Lan không nhìn vào Y Phục đẹp xấu của tên buôn dầu bửa trước và  người thương gia hào phú lúc giờ mà nhìn ngay cái vẻ mặt hung tàn của một tên chúa cướp núp trong hai thứ y phục ấy, nhìn quần áo để đánh giá con người thì khó mà lấy kết quả, nhìn ngay vào con người để đánh giá, giải pháp có lẽ sáng sủa hơn.
Nhìn ngay lúc khởi động không nhì bằng mắt, không nghe bằng tai, không nói bằng lời, không suy nghĩ bằng ý, không định bằng tâm và không luôn các cái không đó nữa. Vô tâm mà nhìn, nghe, nói, tưởng, định. Cố nhiên, việc moi kiếm một câu Kinh câu Kệ nào đem dẫn giải trạng thái “ Không, Vô Tâm” ấy để đánh đổ cái khởi động ngay trong lúc ta Thiền Tịnh đã là một khởi động thêm trong khi cái khởi động trước chưa mất.
Từ độ tên lái buôn dầu tẩu thoát sau 37 người bị chết luộc, nhà cửa sự nghiệp của Alibaba có phần yên ổn đôi chút, mạng sống của mỗi người được kéo dài thêm. Tuy nhiên trong hạnh phúc ấy thỉnh thoảng, tên lái buôn tẩu thoát và qua sự khám phá của Thanh Lan về 38 cái thùng dầu thì chúa cướp vẫn còn là nổi ám ảnh của cả một gia đình… phải làm không luôn cả Ông ta.
Ví như Kinh Bát Nhã Phật dạy làm không hết các cái có và khi các cái có đã bị làm không rồi thì cái không ấy trở thành là “ Tướng Không” cũng phải làm cho không luôn. Nếu tất cả các “tướng có” đã bị làm không rồi mà tướng không vẫn còn nguyện vẹn, có chạy đâu cũng không khỏi cảnh tiêu trầm.
Thanh Lan đã “Làm Không” của cái “ Có” 40 tên cướp và qua mấy lược giao chiến 39 tên cướp đã bị hạ gục, chỉ sót lọt một mình chúa đảng, Ông ta tính toan cẩn thận mở chiến tuyến mới, sách lược mới, dẫn xác đến, phen nầy là phen ăn thua, Thanh Lan đã làm “Không” Ông ta luôn. Nếu giết giặc mà tướng cầm quân chưa giết chắc chắn cuộc chiến ác liệt sẽ xảy ra sau khi đấng chỉ huy nầy đi mộ binh mới. Cũng thế, các thứ cấu nhiễm không còn “ Định” mà nộc độc vô minh chưa dứt thì vẫn là cái cửa phàm phu, sanh tử.
Bấy giờ cửa nhà an ổn, đất nước thái bình, nộc độc trong người được cắt đi, niềm lo sợ không còn nữa. Sự kiện Alibaba nói với Thanh Lan sau khi biết tử thi là chúa cướp “Thanh Lan, con dâu yêu quí nhất của cha! Từ nay chẳng những con chỉ là dâu của ta thôi, cha cho con trọn quyền của một chủ nhân muốn xài gì tuỳ ý trong nhà nầy” là biểu tượng một người dứt tuyệt vô minh phiền não, chứng quả Niết Bàn Giải Thoát.
Kính thưa chư quí Huynh Đệ! Yêu cầu tôi kể chuyện gay cấn để sưởi ấm trong đêm trời giá lạnh nầy. Tôi trân trọng lời yêu cầu cả hai phía: Kể chuyện và lựa chuyện cho thật gay cấn, tôi  đã làm hết sức mình. Không biết có sưởi ấm cho  quý Huynh Đệ phần nào chưa.?
Các bạn đồng hành 10 người của tôi dạo nọ ạ! Cũng theo yêu cầu của quý bạn tôi đã viết thành tập “ KỂ CHUYỆN TRONG ĐÊM TRĂNG” của cái đêm trăng hôm ấy.

(Còn nữa)


Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

KỂ CHUYỆN TRONG ĐÊM TRĂNG tiếp theo 8

Bọn cướp nhiều lần bị vỡ tan kế hoạch đến phải lần lược bỏ mạng 39 người. Binh sĩ chết sạch giờ chỉ còn một mình chủ tướng, Ông chơi nước cờ cùng. Gôm hết vàng bạc ngọc ngà rời sào huyệt ra thành mua lấy cái nhản hiệu thương gia gắn lên mình. Từ mặt hung dữ muốn đổi mặt hiền lành, ăn chay trường, dọn tuồng tu tâm dưỡng tánh cho ai cũng tin nhất là Alibaba, mới độn nhập vào làm thân với Ông ta chờ cơ hội báo thù cho 39 linh hồn.
Theo Đạo Phật, ví chuyện trên là Thuận Duyên Khảo”vì trước một người tu, tâm quá sắc đá, đem tình ái dụ không ham, đem lợi danh mời chẳng đoái, còn biết phải làm sao đây nếu không chơi cái đòn gián điệp! Nhưng tình ái của một chàng thư sinh, của vị tiểu thơ mặt hoa da phấn con nhà trâm anh thế phiệt, dù có mấy nài nỉ bằng sắc hương tiền của cũng còn ngăn cách giữa đạo và đời, tự nó không làm cho tai, mắt, lương tâm quý Tu Sĩ tham luyến lòng rạo rực ân tình, nên mới có vụ giả tu theo làm đệ tử; hễ Tăng thì tiểu nữ đến giao du xin làm công quả, thưa dạ lễ phép, cúng dường vừa ý rồi đến gợi ý, nói tróng hở, kiểu cách khôn ngoan thưa  hỏi những điều nhạy cảm về đạo pháp thì Tăng mới mến, dễ xâm nhập, xâm nhập được rồi là xát nhập không xa. Ni thì tiểu nam đến vấn an tinh thần mạnh mẽ, thể xác đủ đầy, vật chất có cần giúp không, mua sắm thêm gì không?... Lo lo lắng lắng vẩn vẩn vơ vơ, qua lại nhiều lần tâm tình cởi mở, cảm tình nẩy nở, tình cảm vu vơ, lẳng lơ, mộng mơ …tình ái mới làm…  nhơ!
Hoặc như lợi danh quyền tước, lắm lần khiến quí Tu Sĩ ra làm như người đời không được, họ nghiêm chỉnh chấp hành theo câu “ Thiểu Dục Tri Túc”mà an lặng tu tâm, thế nên phải đem danh vọng ở chốn Tòng Lâm ra mời mới là hữu lý. Vốn biết quý Tu Sĩ thích làm chuyện phước nên quầng kiếm việc phước đến cho làm. Biết nhà tu ở trong pháp Phật và thích nói Pháp cho người ta nghe bèn có Pháp hoài để nói có người đến hoài để nghe, tìm cách rót vào tai những lời khen ngợi chân thành kín đáo. Nghe tâng mà khoái thì tâm tu biến cho cái khoái đó hiện. Biết Tu Sĩ không ước mơ danh vọng của một nhà văn, nhà hùng biện hay nhà bác học lừng danh, nhưng hễ thuyết pháp có nhiều người khen là khoái lắm, chịu lắm. Biết Tu Sĩ không cần lợi ích cá nhân mà cần nhiều lợi lạc cho đời và đoàn thể giáo hội bèn theo cái lợi ít đó mà kéo đến, mang đến cho Tu Sĩ hằng ngày. Biết quí Tu Sĩ dù không ham uy quyền của Ông Quốc Trưởng, Bộ Trưởng nhưng trong đạo cũng muốn chức Hội Trưởng, Sư Trưởng, Cố Vấn hay cái chi chi đó… để mỗi ngày tâm lạc đi một chút, nhiều ngày danh lợi quyền tước chất chồng, Vua phiền não cử đại hùng binh sóan ngôi là toàn thắng.
Những điều thiện như trên, nếu có, người tu cần nên làm vì chúng là pháp lành hỗ trợ chánh tâm cho hành giả tu Bồ Tát Đạo cầu Vô Thượng Bồ Đề, song vì trước chúng nó, ta hay sanh thuận duyên phiền não mà không tự biết đoạn tuyệt đó thôi.
Thật lạ lùng! Một chúa cướp sát nhân hung tàn bạo ngược mà nay nói chuyện ăn chay, chứng tỏ mình là người hiền để được lòng tin mà làm chuyện trả thù, song dù hắn ta có ăn cái gì nghe hiền hơn ăn chay chẳng hạng như ăn rau hoặc tuyệt thức như mấy nhà tu khổ hạnh thời Thượng Cổ cũng không thể nào qua được đôi mắt của Thanh Lan. Điều rất lôi cuống ở đây là: Y phục giữa người thương gia hào phú với tên lái buôn dầu mà chúa cướp đội lốt, khác lạ đến đổi Alibaba là người gần gủi trao tình đã hai lần còn không phát giác được. Nhưng với Thanh Lan, dù hắn ta có thay đổi bao nhiêu thứ y phục, bao nhiêu thứ bậc sang hèn thì y phục đẹp xấu vẫn là y phục đẹp xấu, sang hèn sẽ hiển hiện đúng sang hèn, nhưng cái gương mặt hung tàn của một tên chúa cướp không gì những y phục sang hèn, rẽ tiền hay đắc tiền hắn hiện mang nơi mình đã làm cho hắn trở nên hiền lại chút nào.
Cũng thế, trước một người tu, tâm quá sắc đá, phiền não chọi nước nghịch hoài coi mòi không thắng bèn phá nước thuận, hợp với nhu cầu xã hội, giáo hội mà vào tận bên trong đập nhà phá cửa. vị thương gia hào phóng có vẻ mặt hiền lành thêm vụ trường chay tránh sát dễ tin quá phải không? Thế nhưng Thanh Lan không dễ tin đâu, nàng đánh giá chuyện ăn chay của ông ấy là bề ngoài, nghi ngờ cái vẻ hiền lành của Ông ta cũng là bề ngoài, ăn chay là tình thế. Thấy hết ruột gan của đứa côn đồ, dứt cho nó một dao bỏ đời ăn cướp. Ví chúng ta là Thanh Lan, cái đám thuận duyên khảo vào đập nhà phá cửa sẽ bị rụng đầu.
Đừng tưởng ăn chay, giữ một ít giới luật bề ngoài cho nhu cầu bề ngoài của Tôn Giáo, Giáo điều hay nhu cầu sinh tâm lý cho việc tu là tu. Cũng đừng quá tin sự cúng lạy hay tham thiền tịnh toạ nơi thanh vắng kia là thật sự tu hành, thật sự chiến đấu với kẻ thù phiền não “Phật Tời thờ đó mà tình tưởng đâu” của Ông Nguyễn Văn Thới và câu “ Trong lúc ấy niệm cho lấy có - Đã từng dựa kẻ nâu sùng, cớ sao tâm trí còn tùng ngoại duyên” của Đức Thầy, há chẳng phải là lời châu ngọc để thức tỉnh cái tâm mê muội của chúng ta đấy ư!
Người đang làm việc hay đi dạo khuây, nếu thật sự bậc quí trọng tu hành thì ở đâu cũng tu, niệm Phật nơi nào cũng niệm, ý thức niệm Phật để không niệm ma “ Niệm cho tà quỷ vậy thì dang ra” thì dầu đang ở nơi bờ ruộng cũng “Niệm cho tà quỷ vậy thì dang ra” được. Đang đi dạo hay làm lụn bị quân phiền não bất thình lình giấy binh đánh khiếp không hay, hoặc hay nhưng có thói quen cho rằng: Chỗ nầy không phải là nơi tu niệm, không nằm trong giờ quy định tu niệm. Giờ nào có việc nấy, giờ sinh hoạt gia đình, xã hội, không phải là giờ cúng nguyện, tham thiền, cúng nguyện tham thiền là sáng với chiều thôi. Hỡi ơi!  Mang danh lính chiến đi đánh giặc, gặp giặc đến đánh còn ở hẹn, chờ chiều đợi sáng. Nhưng giặc có cho ta hẹn đâu. Ông Thanh Sĩ nói “ Giặc nào bằng thứ giặc lòng, lúc nào cũng đánh chớ không lúc ngừng”. Trịch  một chút nó đập bật gọng, áo nhà chùa mặc mấy mươi năm còn phải cổi ra, chay lạt mấy mươi năm còn qua mồi ngả nghiệp. Vì quá hoang tưởng, cho sự cúng lạy tham thiền Sớm Chiều kia là tu, bị phiền não đánh muốn giăng cả tương chao tàu hủ. Xuôi tay cho giặc đánh, mang cái tâm bệnh ấy dẫn đến buổi công phu sáng chiều, vừa thì thụp lạy Phật thì nó cũng nhảy ra hứng hết thôi, nó hứng thì ta lạy dính nó chớ đâu có dính Phật chút nào. Tưởng tụng đọc kinh kệ, cúng Phật trước bàn thờ Phật vậy là tu, tha hồ cho vọng niệm muốn sao đó muốn. Thế là ở chỗ có Bàn Thờ Phật hay không có Bàn Thờ Phật cũng đều sanh khởi vọng niệm. Ở ngoài bị giặc đánh tơi bời tu không an, niệm không chánh, hẹn tới Bàn Thờ Phật đặng tu mà có tu được đâu, cũng tơi bời giặc đánh nữa thôi.
Tâm bệnh quá nhiều, đi đâu làm gì nó cũng đứng trên cương vị làm chủ tình hình, chần ngần ra, ta nói lạy Phật chớ thật là lạy nó, niệm Phật là niệm nó. Không, tất cả chỉ là hình tướng, là cái lốt mà phiền não có thể mượn để che mắt bít tai chúng ta, cũng như chúa cướp đội lót thương gia vờ hiền, ăn chay lấy lòng tinh yêu của đối phương mà sanh kế tạo phản. Ta phải nhìn thẳng vào mặt chúng chớ đừng nhìn hiện trạng cảnh sắc, làm việc đi chơi, công phu bái sám, như Thanh Lan, không nhìn vẻ sang trọng bề ngoài và cả việc trường chay của ông ta nữa, mà nhìn ngay bên trong, nội dung chính là vẻ mặt của Ông ta, tính tiềm ẩn sự hung ác còn vương động lên người.
Như thế thuận nghịch là thuận nghịch mà phiền não là phiền não. Đừng nói chỗ nghịch mới có nó còn nơi thuận thì không, phiền não tính nó hay lục đục phá thì chỗ nào nó cũng phá. Ngồi Niệm Phật tham thiền ràng ràng đây mà hơ hỏng chút nó còn nhảy vô chụp lia chụp lịa thì đừng nói là chỗ nào , ví được như Thanh Lan mà “ Lụi” cho nó một mũi mới yên nhà yên cửa.
Kinh Phật nói “ Phật cao nhất xích ma cao nhất trượng”, bảo như thế không có nghĩa là Phật thua thấp hơn ma. Đức Phật có lòng Từ Bi rộng lớn, còn ma phiền não lúc nào cũng hiếu chiến cậy thế, mưu kế chơi gát hơn. Đức Phật dạy câu ấy để nhắc nhở cho hành giả muốn thăng tiến lên sự nghiệp Phật Đà trong mỗi người hãy luôn thức mà để ý đến nó cho có sự bảo đảm. Chớ nên hơ hỏng, vì chuyến đi về cõi “ Niết Bàn Tịch Tịnh”của một Đức Phật tương lai, phiền não có thể đội lốt cùng đi hoặc đi trước cản chân, lấp ngõ chận đường, chứ đã là Phật rồi còn ai cao hơn được.


(Còn nữa)

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

KỂ CHUYỆN TRONG ĐÊM TRĂNG  tiếp theo 7


kính thưa quý huynh đệ! Đến đây ta thử ngăn làm cái mức chia giai đoạn hai sự thành công của Thanh Lan và trong “bình chuyện”, nếu  gắn bó sự tu hành chúng ta sẽ theo đó mà chia ra“Tiệm Tiến” và “Đốn Ngộ”. Cốt chuyện cho thấy sự thành công của người tuỳ nữ Thanh Lan là vĩ đại, để chúng ta có cảm nghiệm sự thành công của người khác dẫn ta đến thành công của chính mình cũng vĩ đại hơn thế nữa, trên đường tu.
Mặc dù Thanh Lan luôn ngăn trừ bọn cướp tìm lẽ sống còn, song nếu bọn cướp chưa bị giết chết thì sự sống còn của cả nhà nầy là không chắc. Chỉ trông vào sự may mắn của mỗi ngày thì sẽ có một ngày không may mắn. Không thể trông vào sự đánh lừa người khác làm quyết định an toàn nhất. Dẩu Thanh Lan có giỏi phù phép đưa địch quân đi một hướng khác cho rảnh lo, đó là việc tạm ứng, đừng cho là kế lâu dài, cái nộc độc chết người vẫn còn, ít lâu nó cũng mò trở lại làm phiền phức cuộc sống. Đã mấy lần dùng tạm ứng mà kết quả chẳng đi tới đâu trong việc bảo đảm sự sống còn, đừng để hẹn lần hẹn lựa thành thói quen mà canh chừng giặc suốt, lỡ lúc mất canh chừng, hơ hỏng nó tấn công là uổng mạng. Chi bằng rán một phen hạ sát chúng mới yên nhà yên cửa.
xem việc tu cũng thế, phải hạ quyết tâm sát tặc “Mài gươm trí cho tinh cho khiết, dứt tâm trần kiếm chữ sắc không”(giác mê tâm kệ)còn việc chuyển vọng niệm thế tình đi một hướng khác là làm đở một lúc khi lòng giác ngộ chưa bừng tỏ, nội lực yếu đuối, như Thanh Lan, đánh lừa bọn cướp là việc tạm thời, không giết nó “dứt tâm trần ” giỏi trốn lánh mấy đi nữa cũng có ngày nó len lỏi tới nhà.
Thời gian qua, dù Thanh Lan muốn tiêu diệt bọn cướp, song cảm thấy mình sức yếu thế cô, đặt vấn đề ăn thua một mất một còn với chúng là chưa được, nên đánh lừa chúng cho qua truông. Nay thấy mình khôn lớn, đủ đầy nghị lực, quyết một trận cho bọn cướp thất kinh. Cũng như người sơ tâm tu Phật, gặp vọng niệm nổi lên chỉ biết đem thuận chõi nghịch cho vơi đi phiền não. Chõi riết hết cây chõi mà phiền não không hết. Tu mỗi lúc một hơn, thấy phiền não lúp ló không đem thuận nghịch chõi nhau nữa mà là nhất định Chém. Như Thanh Lan việc đầu tiên của giai đoạn lớn khôn nầy, nàng đã thành công vĩ đại là luộc chết 37 tên cướp.
Trong đêm tên lái buôn dầu xa lạ xin ở trọ, Thanh Lan đã phải thao thức và chính vì sự thao thức ấy nàng thấy bọn cướp sắm tuồng sát hại, chỉ mới sắm tuồng chưa kịp làm tuồng thì bị phát hiện, chúng chưa ra tay thì Thanh Lan ra tay trước, giết chết trọn ổ 37 tên giặc. việc ấy với biểu ý rằng: Người tu khi tiếp xúc với đời, qua tình người hay vật chất, những điều mới lạ, những việc mà từ trước đến giờ ta chưa từng làm chưa từng tiếp xúc, hoàn cảnh có khuôn đúc ta phải giao tiếp cho hợp với nhu cầu tình thế, song khi giao tiếp với những điều những cảnh mới lạ ấy, tâm trí ta phải luôn được đánh thức tỉnh táo. Những ai muốn kế nghiệp Như Lai, giới luật nhà Phật cấm không được ở chung trong Danh, Lợi, Tài, Sắc vì chúng làm hao tổn tinh thần, đó là phương diện giáo điều. Nhưng trên lĩnh vực Giáo Hội, nếu trong lúc tình thế quốc gia có ảnh hưởng mạnh ở giáo hội, người tu thấy cần phải thu hẹp giáo điều, trãi rộng giáo hội nếu họ muốn theo hoài bảo của các đấng từ Bi “ Biết làm sao gieo đạo khắp đại đồng, Đưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc”(Không buồn ngủ) lắm khi họ vấn  chân vào  chốn Danh, Lợi, Tài, Sắc để làm lợi ích cho đời, nhưng nếu họ luôn thức tỉnh chúng là phù du ảo ảnh thì phiền não của những việc ấy không cản trở đường tu niệm họ được.
Khi tâm ta khởi động điều mới lạ, ví dụ: Bao năm tu giữ vững lập trường “Ly Gia Cắt Ái, Lạc Đạo An Bần” nay bỗng nhiên gặp đối tượng nghiệp ái, nghĩ tính tình dục, phá sự thanh bần, nếu ta luôn sống với trạng thái thức tỉnh như người lính gát giặc, đôi mắt không rời về hướng có giặc, nếu giặc xuất hiện là hay, tay Bóp Cò” ngay. Bằng chẳng vậy, tính đam mê nhập vào không hay không đuổi, hoặc hay mà bỏ qua, cứ để nó hành hạ nắm đầu niếm cổ, nó đè nó giật, nó đấm nó thoi hằng ngày, hằng giờ, riết phải chết… “Rớt”tu sao nổi nữa mà tu!
Quý Huynh Đệ thử nghĩ, ngay trong đêm tên lái buôn dầu xin vào ở trọ nhà Alibaba với hành động sát hại người, nếu không có Thanh Lan thao thức với ấn tượng chọi kẻ thù, cả nhà ấy còn ai sống không? Người tu hướng đến viên thành Phật quả hay trên đường về cõi Cực Lạc của Phật, tâm trí luôn thức, tỉnh táo, giặc phiền não tróng không, đường rộng thênh thang, đi không vướng bận thì đi suốt, ai đâu bỏ cuộc giữa chừng, chết bờ chết buội với giặc phiền não mà không hay chứ.
Như có số người tu, trước giờ sống an nhàn nơi cảnh vắng, tâm tư an trụ mạnh mẽ dồi dào. Nhờ an trụ mà cao đức tiếng tăm, nhiều người ngưỡng mộ, tới lui học hỏi. Chợt lòng có kẻ hở, vọng niệm chúng sanh phóng vào, bày ra chương trình giúp thế độ đời, xây dựng Giảng Đường, Phật Học Đường, lập Tu Viện, Thiền Viện vv… Người Tu làm việc ấy không phải là sai, rất đáng khuyến khích. Ngặt chướng có một điều: Lúc chuyên tu nơi cảnh vắng thì luôn thức soi tâm, lặng niềm riêng thế sự mà bắt tay vào việc truyền đạo cứu đời nương vui theo cảnh đến phải ngủ gờ ngủ gật. Không tỉnh tâm tỉnh trí mà nói Phật Pháp, bài Pháp rất là lộn sộn, người nghe không cảm tâm tất nhiên không có kết quả tốt khi nghe Pháp. Nói làm việc đạo thì phải có tâm đạo trong khi làm việc. Không có tâm đạo mà làm việc đạo là làm cho giặc phiền não hưởng, vậy tu cho nó sao? Tưởng sự an tâm nơi thanh vắng lúc xưa cũng sẽ an tâm nơi những việc làm danh cao, lợi lớn, tình nhiều như giờ nên không hay hoặc hay nhưng bỏ qua sự tu tập, đánh đuổi  trước vô số kẻ thù phiền não hoành hành. Không hay có giặc hoặc hay mà bỏ qua vậy thì làm lính chi cho nhơ danh chiến sĩ Như Lai?
Chiến sĩ ra chiến trường là đánh giặc, gác giặc giữ an ninh. Ra chiến trường hoài hoài mà sao an ninh chưa có? Gác giặc cái kiểu gì chúng nó vô “chụp đồn”mà Ông lính cứ đứng tỉnh bơ? Dọn chỗ ngồi Niệm Phật thật là trang nghiêm thanh tịnh, tiếp duyên cho tấm lòng mình thanh tịnh nữa mới hay chứ còn ngồi trơ người ra đó cho giặc phiền não hoành hành mà nói Niệm Phật quả là nói “lộn”. Chờ đánh giặc cớ sao giặc đến không hay? Thế có khác nào, anh lính chiến yếu hèn nhu nhược tự chiêu lốt anh hùng, để khi bình an ở đồn bót lu bu kiểu “Đánh giặc miệng”nói chuyện ngăn địch, chống địch giỏi hơn ai hết, tranh biện đủ điều xưng ta đây là hàng cao thủ, võ nghệ đầy mình, nhưng lúc ra trận mạt, đối diện với kẻ thù mà tay nhắc súng không lên, rút gươm không khỏi võ, nó bắt cái hồn đâu hồi nào cũng không biết, hoặc biết mà lại khuất phục xuôi tay.
Tu theo con đường Bồ Tát Đạo Hành giả phải tập trung cho được 3 yếu điểm là: TỰ GIÁC, GIÁC THA, GIÁC HẠNH VIÊN MÃN. Vậy thì Tự Giác, ngay từ nguyên thỉ đã đứng hàng đầu, giữ địa vị độc tôn Thầy cả Trời và người. Với địa vị độc tôn đó ta chẳng lý do vì, kể không có ngoại trừ, đem địa vị độc tôn xuống hạng dưới và cũng không có lý do vì đem Tự Gác đứng sau Giác Tha đày đoạ mình trong cuộc phiu lưu vô tận.
Vậy nên Tự Giác là  Nền Tảng cần phải có trước hơn tầng nhà. Kinh Pháp Cú nói “Người nào sa lầy không thể vớt được người khác sa lầy như mình. Chỉ có những người không sa lầy mới vớt được những người sa lầy.” Đức Phật không dạy người ta đi độ bệnh kẻ khác mà bệnh nơi mình thì bất lực. Ta đi theo đường Phật, giá như có hấp tấp quá, ta không chờ đợi cho mình Tự Giác đâu cho rồi đó mới làm việc Giác Tha, chúng ta vừa hành vừa khuyên người khác hành, đừng có cái kiểu khuyên người ta hành còn mình thì không. HãyTự Giác ngay trên chỗ mình đang làm việc Giác Tha.
Alibaba sống chung với bọn cướp từ xa đến giết Ông mà Ông không hay, dù chỉ qua một đêm cũng đủ chết, nhưng may là nhà của Ông luôn có người thức canh chừng, hễ thấy bọn ấy nằm im thì thôi, bằng cựa quậy người canh chừng đưa dầu sôi luộc mạng. Nên tên khách buôn hôm ấy tính toan đủ chuyện mà chẳng làm  được việc gì cho ra hồn  còn bị chết bởi kẻ phải chết. Phiền não chuyên phá hại người tu, nhưng hễ ai hành đạo không một chút rời tâm, chẳng những chúng không hại được bậc chân tu mà còn bị tiêu diệt ngay sau khi bậc chân tu này liễu ngộ Niết Bàn Diệu Tâm.
Alibaba giải thoát phận nô lệ cho Thanh Lan và phong chức nàng lên làm dâu trong nhà, từ thân con đày phất lên dự phần cô chủ, sự kiện ấy với biểu ý chính: Người mới nhập môn tu Phật chỉ làm một chú Sa Di, chuyên lo công quả nhà chùa, hầu hạ Thầy. Trải nhiều năm “ Tốt Nghiệp” trí đức, được lên hàng Tỳ Kheo, thế tôn Đại Đức, Thượng Toạ, Hoà Thượng. Nếu giết giặc phiền não nhiều và dễ dàng như Thanh Lan luộc chín 37 tướng cướp thì  có thể phẩm bậc cao cở Hoà Thượng cũng nên. 


(còn nữa)










Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

                       NGHI ĐỂ CHO THÔNG

Trong dịp tết nguyên đán năm nay 2015 có một số nữ đồng đạo đến Thiên Quang Am, xin được lễ cúng quà bánh trên bàn thờ cửu huyền, cúng nguyện hương lên ngôi thờ Tam Bảo. Xong các nghi thức cúng bái, quý vị yêu cầu cho đặt đề tài nghi vấn nhờ tôi giải nghi. Đề tài là  hai câu thể thơ lục bát, nghe quen tai, thấy quen mắt, vấn chủ trích từ trong Sám Giảng Quyển Ba của Đức Thầy:
“Xưa nay sáu chữ lạnh tanh
Chẳng ai chịu khó niệm sành thử coi”.
Quen mắt quen tai tất nhiên là ý nghĩa nằm lòng, nhưng qua tạo cách hỏi của quý vị thì đề tài dường như xa lạ. Quý nữ khách thắc mắc những từ như “Xưa nay, lạnh tanh, chẳng ai” bằng câu hỏi:
“Xưa” là hồi nào xin cho biết chừng mực? Trong khoảng thời gian từ Đức Từ Phụ Thích Ca mâu Ni đến Đức Tôn Sư Phật Giáo Hòa Hảo là chỉ điểm cho vị trí xưa phải không? nay là hiện giờ, bây giờ. Nếu ta đọc sử liệu Phật Giáo, từ Đức Phật Thích Ca đến Đức Huỳnh Giáo Chủ có nhiều vị tổ sư của Tịnh Độ Tông dạy pháp môn trì niệm Lục Tự Di Đà, sao Đức Thầy lại nói “sáu chữ lạnh tanh”? Từ lạnh tanh Đức Thầy dùng trong việc khuyến tu phải có ý nghĩa vì mới khác? Chỉ lấy các vị tổ sư của Tông Tịnh Độ mà giải thích thì ý nghĩa của từ “chẳng ai” là hoàn toàn phủ nhận sự thành công của người tu theo pháp môn niệm Phật sao?
Khách đặt câu hỏi mà còn lý luận dài dòng theo câu hỏi, ngụ ý để người giải đáp không lạc đề. Cách lý luận của nữ khách là muốn cột chặc đề tài trong khuôn khổ nhất định, tìm đáp án theo điều khoản đã được nhấn mạnh tính quan trọng. Tôi xét ra, tìm hiểu cách thông thường thì ý nghĩa của hai câu giảng kể trên không khó, nhưng sự thắc mắc của nữ vấn chủ quá sát văn tự làm đề tài trở nên khô cứng. Tôi cảm nhận đầu óc mình rất là căng thẳng với trách nhiệm giải đáp, họ đưa mình vào cái thế kẹt khó mở miệng thì làm sao mà mở ra cho xong, vì “sáu chữ lạnh tanh” tức là Lục Tự Di Đà đã bị bỏ hoang lạnh ngắt, “chẳng ai” là không ai. Chỉ một cụm từ Sáu chữ lạnh tanh thôi là đủ sợ đến toát mồ hôi lại còn bị thêm cái khó của chẳng ai nữa. Giải sát văn như vậy thôi thà đầu hàng vô điều kiện để nữ khách chưa đến đổi nghĩ ngợi sai về lời dạy của Đức Thầy.
Nhờ đầu óc căng thẳng, tôi chợt nhớ một câu chuyện xưa mường tượng chuyện hôm nay. Cảm như trong đêm tối có xuất hiện một đóm sáng dẫn đường làm thông sự bế tắc, thêm một chút duyên, linh động cuộc gặp trong sự cởi mở đề tài. Qua câu chuyện tôi hy vọng sẽ giảm bớt sự căng thẳng của vấn chủ qua những từ “Xưa nay, lạnh tanh, chẳng ai” trong cuộc hội luận nầy.
Kính thưa quý vị! trước khi giải đáp thắc mắc của quý vị tôi xin kể một câu chuyện như lời chào hỏi thân mật cho có niềm khích lệ mà kẻ nói người nghe tâm tư an lạc, sáng lên nhá. Chuyện như thế nầy:
Hồi còn trẻ có lần tôi được mời dự đám giỗ làng xa. Trong đám giỗ khá đông người nhưng đặc biệt chủ gia dành một bàn dài giữa nhà cho quý cụ bàn luận văn chương chữ nghĩa. Kể ra người ta dành vậy cũng có lý vì trong ngôi nhà đây rất cổ, từ vách buồng đổ ra, cây cột nào cũng được che thân bởi tấm váng liểng khắc toàn chữ Tàu. Nghe người ta nói chữ trên đó là chữ Tàu cho mình đồ miệng, chẳng biết trên những tấm váng liểng dó nói những gì. Tôi nghĩ cụ nhà  thuộc dạng túc nho và quý cụ ngồi đây cũng thuộc hàng cao thủ. Tôi dặn với lòng mình phải đến gần học hỏi. Thấy tôi còn trẻ mà đứng lóng nhóng ở bàn quý cụ, mấy bạn trẻ mời tôi ra ngồi dãy bàn trước sân chuyện trò theo giới trẻ nhưng tôi thì lại thích ở chơi với các cụ. Tôi biết mình không thể ngồi được trong cuộc chơi chữ mà tôi cho rằng thú vị, ở vòng ngoài hầu trà cho các Ông uống, các Ông vừa uống trà vừa đàm luận văn chương cho mình nghe mở trí cũng sướng cho cái công hầu tiệc của mình.
Lúc uống trà, bạn trà cũng rộn ràng tâm sự, có một chú sồn sồn, trẻ nhất trong các cụ đưa ra hai câu thơ:
“ Chiều chiều Én liện trên Trời
Rùa bò dưới đất Khỉ ngồi trên cây”
Ông ta phê bình tác giả của hai câu thơ ca diễn vậy là không đúng sự thật, vì Trời bao nhiêu cao mà Én liện cao hơn trên đó, Đất dưới sâu bao nhiêu độ mà Rùa bò dưới đó nữa; Khỉ ngồi trên cây, trên cây còn có chỗ đâu cho mà ngồi.
Quý cụ không ngờ ở đâu mà lại có cái Ông già ba sồn ba sực nầy gan thiệt. Ngựa non háo đá, dám phê bình câu văn chương trụ thế không biết đã trăm năm nào. Cụ nầy nhìn cụ kia với biểu cử không bằng lòng…nhưng lẳng lặng cho qua.
Tôi không kể thêm nữa. Nghe bao nhiêu đó thì quý vị cũng biết các cụ không đồng ý với lối giải thích quá sát văn tự nầy. Sau không lâu tôi biết, cái gã sồn sồn không phải là khách mời mà là đi chung với Ông cụ được mời. Trên, dưới là cặp đối đãi ngược nhau như đen và trắng, sáng và tối. Trên là Trời, dưới là đất tương phản chứ trên Trời không có nghĩa là trên khỏi Ông Trời, dưới Đất không có nghĩa là vượt sâu khỏi Ông Đất.
kể một chút chuyện làm quà vui mà xét giọng cười của quý vị biết đã đủ vui rồi. Xin cho qua câu chuyện lượm lặc như dặn chừng nầy, để đi vào nội dung của đề tài nghi vấn trích hai câu trong Sám Giảng quyển ba mà không gặp rắc rối bởi tính sát văn tự:
“Xưa nay sáu chữ lạnh tanh,
Chẳng ai chịu khó niệm sành thử coi”
Xưa Nay: Từ xưa cho đến nay. Theo như tôi hiểu, mỹ ý trong câu giảng trích, “xưa” ám chỉ vào thời kỳ đạo Phật “Bặt Truyền Y Bát” tương hành với sự xuất hiện của sư Thần Tú cha đẻ của các hình thức âm thinh sắc tướng trong cửa thiền môn. Cách Tu của Thần Tú nặng phần “trình diễn” xem nhẹ nội dung trong khi Sư Huệ Năng thì trái lại, nội dung tu hành rất là đậm đặc. Nếu ta đem đối chiếu giữa hai bài kệ của nhị Sư sẽ có sự phân biệt rõ rệt, Thần Tú quá nặng hình tướng:
“Thân thị Bồ Đề thọ
Tâm như minh cảnh đài.
Thời thời thường phất thức,
Vật sử nhạ trần ai”
Thân như cây bồ đề (tướng của Bồ Đề)
Tâm như đài gương sáng (tướng của gương)
Mỗi lúc mỗi lau quét tấm gương (tướng lau quét)
Bụi không dính vào gương (tướng thành đạt).
Đến như Sư Huệ Năng thì hoàn toàn trái lại, Kệ của Ngài biểu hiện sự trơn tru, tỏ rõ phong cách đạo thiền:
“Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhứt vật
Hà sử nhạ trần ai”
Thân không phải là cây Bồ Đề (vô tướng)
Tâm không phải là đài gương kiếng (vô tướng)
Trong bổn lai tâm không có vì hết (nội dung)
vật, bụi không có chỗ để dính (nội dung)
Trên đây nói về Thiền Tông Phật Giáo, ứng hợp với câu chữ “xưa nay” mà Đức Tôn Sư PGHH ở một đoạn bài khác có dạy:
“ Từ ngàn xưa Phật Pháp gài then,
Nên ít kẻ tu hành đắc đạo”
Từ pha trộn âm thinh sắc tướng của thời kỳ “Phật Pháp gài then”Tịnh Độ Tông chuyên biệt trong pháp môn hành đạo là “trì danh lục tự”nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi âm thinh sắc tướng. Mặc dù Kinh Phật hoặc luận của các đại tổ sư Tịnh Độ Tông dạy Niệm Phật đi đến “ nhất tâm bất loạn” mới được cứu thoát qua thế giới Cực Lạc, người ta cũng để dính líu quá nhiều về hình thức, sắc tướng, nặng phần trình diễn quên mất phần nội dung.
Sáu chữ Lục Tự Di Đà “lạnh tanh”, nếu giải theo sát văn là không có ai niệm Phật, ví dụ: nhà cửa lạnh tanh, đồ ăn lạnh tanh, ngoài đường lạnh tanh… Nhà lạnh tanh tức nhà không có ai, đồ ăn lạnh tanh là đồ ăn quá nguội không còn chút nóng nào, ngoài đường lạnh tanh là đường xá không có người đi. Nhưng nếu ta áp dụng “sáu chữ lạnh tanh” mà bảo rằng không có ai niệm Phật Di Đà, trong cái thế giới người tu nặng phần trình diễn người ta sẽ không chịu cho đâu. Hiện nay, Niệm Phật Thất, hoặc Niệm Phật Đường mở lên rần rộ, một lớp Phật Thất với tính cách địa phương có khoảng năm mươi hoặc một trăm người, những tổ chức hoạt động mạnh, quy mô, vượt cấp địa phương thì hai trăm năm trăm có nơi lên đến số ngàn người tham dự. như vậy cụm từ “sáu chữ lạnh tanh” và “chẳng ai”phải hiểu một cách khác. Có thể không cần giải thích thêm nhiều, ở hai câu trong Sám Giảng quyển ba mà quý vị trích hỏi, nếu đọc thêm một câu nối liền với hai câu trước đúng nguyên tác “ trì tâm thì quá ít oi” tự văn đã giải thích quá rõ về sáu chữ lạnh tanh, chẳng ai, là sao rồi.
Như vậy “lạnh tanh” và “chẳng ai” không có nghĩa vắng tanh kẻ tới niệm Phật Di Đà mà là quá ít người trì Phật trong tâm. Sự thật người ta “bày hàng” niệm Phật quá nhiều nhưng chỉ trên hình tướng và đầu môi chót lưỡi, chảy chuốc cho “nổi” khóa Niệm Phật Thất bên ngoài còn Phật thất của chính tâm mình bỏ chìm không biết tới đâu. Quý vị thử nghĩ, nếu Niệm Phật Thất với số lượng ngàn hành giả, chật nứt chỗ ngồi mà chỉ có vài người nhập được chánh niệm, “trì Phật trong tâm” thử bỏ hết những hành giả vọng niệm ra, chỗ ngàn người mà còn lại một vài người, có phải là “lạnh tanh” không chứ? Theo ý nghĩa dẫn trên thì lạnh tanh, chẳng ai, không phải là không có người mà là quá ít người trì Phật trong tâm, đạt chính niệm.
Một trong hai câu giảng quý vị vừa nêu, tôi đã đọc qua nhiều ấn bản  của từng bậc thời gian, bản nào cũng đề là “Niệm Sành” chớ không phải niệm rành. Phải chăng vì cái lỗi tam sao thất bổn mà Sành ra Rành? Cứ cho SÀNH và RÀNH giữa tôi và quý vị chưa biết ai đúng sai, nhưng tôi tin chữ Sành là đúng hơn vì như tôi nói là đã đọc qua ba quyển in khác thời gian, đều là Sành.
Sành và Rành ý nghĩa khác nhau như thế nào? Nói về sự hiểu biết,  biết rành là biết chắc chắn, đọc Rành là đọc không vấp, làm Rành là làm không sai, Niệm Phật Rành là trong khi Niệm Phật không có tạp niệm. Sành cũng có ý nghĩa như Rành, nhưng hơn một cái có tính chuyên nghiệp, chuyên môn: sành sỏi, sành đời. Nếu đem pháp môn tu mà đặt thành chuyên nghiệp tu, chuyên môn tu. Nghề chuyên nghiệp, chuyên môn là mãi mái, siêng suốt, không có thời gian. Rành chưa được nói là mãi mãi, có thể lúc nầy là Rành nhưng lúc tới thì chưa chắc.
Tóm kết: qua hai câu giảng có những từ “Xưa nay, lạnh tanh, chẳng ai, niệm sành… Từ thuở “Phật Pháp Gài Then” bặt truyền Y Bát, đạo phật bị pha trộn bởi âm thinh sắc tướng, nặng tính trình diễn, lo tu bên ngoài. Phật dạy Tu là tìm Phật trong tâm, ngoài tâm không có Phật, nhưng người ta cứ đua nhau nói tu tu om sòm mà tu ở đâu chớ không có tu trong tâm, trong tâm không có Phật, lạnh tanh lạnh ngắt. Tu ở nơi trình diễn Danh, Lợi, Tình, Biết mình thiếu danh thiếu lợi tình thì đi kiếm, bằng ai xoi sỉa, dòm ngó hay lấy mất Danh Lợi Tình của mình thì nổi nóng lên, cãi vả. Trong khi nổi nóng vì danh lợi tình của mình bị mất thì Phật trong tâm còn đâu nữa, lạnh dưới không độ. Phải cho việc Tu là nghề chuyên môn, chuyên nghiệp “Niệm Sành” mãi mãi chính niệm.
Người tu Pháp môn Tịnh Độ, Niệm Phật là chính, nên nếu người thật tâm tu, hay mất niệm Phật mau mau mà tìm lại. Đừng để mất Phật lâu cho vọng niệm sanh sự nhiều. Vọng niệm sanh tới đâu là phá tiêu cội lành tu niệm, để cho đổ bể nhiều thứ đả đời mới hay mà hốt dọn, tốn công cũng rán chịu. Nhưng chưa chắc cái thói quen của vọng niệm để yên cho mình tốn công một lần hốt dọn đó đâu. Hay mất Phật trong tâm mà không tha thiết tìm, lo đi tìm cái danh, cái lợi, cái tình bị mất, miệng  hô hào tu tu, niệm niệm…đó chỉ là trình diễn thôi.
Cám ơn quý vị đến viếng, gởi gắm niềm tin đặt ra câu hỏi, cám ơn những lời chúc xuân ngon tai, cám ơn những nụ cười tươi ngon mắt, lời lẽ ôn hòa ngon miệng, kính mến.

Quý nữ khách ngồi im nghe nốt những vế trả lời mới xin vào làm bếp. Chỉ là nấu cơm, đem nồi Tàu Hủ kho hai năm ra cho đụng trận với dĩa dưa leo cũng hai năm mòn mỏi, một nắm rau dừa, rau muốn. Chủ khách dùng một bửa cơm đạm bạc. Khách khen ngon, còn nói một câu để đời: chưa từng được ăn...
14/3/2015   
Lê Minh Triết




Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

KỂ CHUYỆN TRONG ĐÊM TRĂNG  tiếp theo 6

Chết thân, không làm sao cấm người ta quan sát trong khi tẩng liệm. vào khoảng thời gian đó, bọn cướp bấm dấu nếu người chết xảy ra ở bất cứ nhà nào thuộc trong khu vực làm ăn của họ mà chôn cất một cách im lìm, kín đáo sẽ bị coi là đối tượng để truy đuổi. Nhưng xác của Cao Vân đã bị phân thây bốn mảnh phải tuyệt đối bảo mật, nếu để lọt tai người ngoài là bể chuyện, bọn cướp sẽ đến hỏi tội. Thanh Lan bèn kêu lão đóng giày về nhà khâu lành cái xác ấy để những người tẩng liệm chứng minh cái xác còn nguyên. Song, nếu lão ta biết thì bọn cướp biết nên việc Thanh Lan lừa chơi trò bịt mắt lão dẫn đi với biểu ý rằng: Vô minh phiền não đang rập rình phá hại người tu, vậy nếu tu tại nhà hay tu làm xã hội từ thiện lợi ích cho đời khi đi cũng như lúc về phải đề phòng cẩn mật, quan sát trong ngoài kỷ lưỡng, đừng để ở nhà thật an mà ra ngoài thì bị loạn, từ am cốc kỉnh lễ Phật ra đi là tâm không mà chừng xong việc trở về là kéo về cả lũ. Đi tu từ thiện như vậy là không sắc sảo lắm. Thương thì kéo về mà ghét cay ghét đắng cũng kéo về, chuyện tốt kéo về, chuyện xấu của ai đâu đi cả ngày đường cũng kéo về. Dù có công việc nào đó rất cần thiết phải đem về Chùa Am làm cho kịp thời đúng lúc với những yêu cầu công tác Phật sự hãy còn dang dở, nhưng thà đem công việc Phật Sự về chớ đừng đem phiền não của việc ấy về.  Như Thanh Lan có chuyện cần phải dời lão đóng giày về, giao cho Ông ta làm nốt công việc nàng muốn nhưng đi kế không cho lão kêu bọn cướp về sát hại.
Lão đóng giày không phải là tay chân bộ hạ của bọn cướp, nhưng công việc của lão làm là rất thành công, lão không thể không nói rõ việc làm như chiêm bao, huyền bí của lão cho bất cứ ai nghe. Do đó Thanh Lan bắt lão làm hết các điều nàng muốn, nhưng cấm lão cho người khác biết việc làm bí mật đó ở đâu bằng cách lập kế bịt mắt lão dẫn đi. Ta có thể trở lại câu trả lời của lão cho người trai trẻ đang đêm xin vào núp lạnh “ Không biết, vì họ bịt mắt tôi dẫn đến cái buồng kín, mở khăn bịt mắt tôi ra, họ buộc tôi chăm chú làm việc ấy thôi”.
Ta không nên có ý tưởng diệt sạch các công việc mà nói là như vậy mới an lạc trong đời sống tu hành. Bộ…Không làm vì hết thì trong tâm mới không có vì hết, tự lặng đứng các vọng niệm sao? Nghĩ như thế mà hành động chưa chắc có kết quả tốt. Hãy nói bằng sự thật, khi ta lên bồ đoàn tu thiền hay tịnh, không phải là lúc ta đã diệt hết các công việc bên ngoài rồi sao, nhưng ngồi đó mà cái tâm vẫn cứ chạy lung tung làm việc nầy việc nọ kia mà! Việc thiện hay những việc đã trở nên tối nhu cầu cho sinh tâm lý tìm lẽ sống còn, bỏ làm thì lấy gì để sống, xã hội đang cần nhiều sự giúp đỡ của những người tốt bụng cứu họ qua cơn hoạn nạn. Nếu ta bỏ làm mà đi xin của bố thí cũng là đi làm việc nữa thôi, xin xỏ cũng là việc. Ta chỉ bỏ nó là tình trạng không cho nó vào trong tâm. Chẳng khá dựa vào lập trường từ bỏ bằng tuân theo chủ lực giáo điều: tận diệt các hình tướng màu mở sắc hương… mà hãy tận diệt ngay bên trong chúng cái gì len lỏi vào hồn ta, vào tim ta cái ấn tượng, ký ức, hồi ức khôn nguôi, như Thanh Lan nàng không giết lão đóng giày cho mất tích sau khi ông ta khâu lành cái xác mà chỉ chận đứng cái tai vạ cho gia đình mình từ phương xa mang lại, thế là đủ.
Người tu, lúc nào cũng muốn làm lợi ích cho đời, có thể vì nhu cầu tiến đạt mục đích cứu độ chúng sanh lắm khi phải ở trong danh, lợi, tiền, quyền phát dương hạnh cách thanh tịnh thiền môn, dù biết tự thân của chúng không phải là phiền não hay bộ hạ của phiền não, nhưng cũng có thể, tôi nói cũng có thể thôi nhá, chúng kêu gọi muôn binh phiền não đến nếu ta không siêu hoá được chúng. Ta trải Thiền hay Tịnh lên cuộc sống, vô minh phiền não dàn quân ngàn lớp phía ngoài, Niệm Phật là Niệm Phật, lắng động là lắng động chớ không có ý niệm về Niệm Phật, lắng động. Đừng tưởng ý niệm về niêm Phật là niệm Phật, ý niệm về lắng động là lắng động. Một ý niệm về Phật hay về pháp khởi lên ngay lúc ta niệm Phật, chúng thật sự là chánh pháp được các giới học Phật cả tiểu thừa lẫn đại thừa công nhận có thẩm quyền triệt hạ những u tưởng bằng sự có mặt của chánh tư duy nhưng chúng có thể mở cửa lòng bất thường kêu gọi phiền não xông vào phá hại nếu ta không siêu diệt chúng. Theo đấy, ta thiền tịnh nhưng phải bịt mắt cái thấy có ta thiền tịnh hay bịt mắt cái hành trạng, sở ngộ về chúng ngay lúc đó như Thanh Lan dẫn kẻ lạ mặt về nhà, bắt tên ấy làm hết các việc theo ý muốn của nàng mà chẳng hề lọt chút manh nào ra ngoài về cái án tử của gia đình mình.
Theo đạo Phật, con người chết đi không phải là hết, họ đi đổi lại thân khác bằng cái sở hữu của họ tạo vừa qua, đồng thời để lại một hình ảnh là cái hồi ức khôn nguôi cho hậu thế. Chuyện Cao Vân chết bị phân thây, Thanh Lan  cố che giấu và hàn gắn, sự kiện ấy có 2 biểu ý chính:
1/ Người tu niệm, ngay sau khi tử biệt chưa được vãng sanh hay đi đầu thai thọ lấy thân khác, không phải Phật không phải ma để vãng sanh hay đọa liền. Chờ xét hồ sơ tuỳ theo vốn thiện ác đã gieo mà đầu thai. Nếu thiện nghiệp cộng với thiện tâm, huệ trí sẵn có, người nầy dù sanh ở đâu sẽ giữ được túc duyên tu niệm cho dù đứng trước một cảnh trạng hiểm ác nào, như Thanh Lan qua cái chết não lòng của Cao Vân và trong cái tương ngộ tương kiến chính nàng, để nàng phải làm sống lại người chết bằng đối phó với thần chết của kẻ đã bị giết chết mà sống nguyên vẹn bên một chân trời  bao la tự tại. Chết để rồi sống.
2 / Người tu Phật, chết cách nào thì cách, điều cần yếu là để cái gương lành cho hậu thế soi chung. Muốn để lại cho đời tấm gương lành thì lúc sanh tiền phải siêng suốt thiết tha với những việc làm lành mới có gương lành cho mà để. Cao Vân chết với tấm thân không lành lặn, Thanh Lan không mong ông ta sống lại mà chỉ muốn vá lành cái xác cũng như tất cả  những vì rách mướp của Ông để lại mà thôi.
Một hành giả chuyên tâm niệm Phật, cố nhiên là theo dõi hiện tượng của tiến trình tâm lý; chỉ một thoáng động là thấy ngay và kịp thời giải quyết dứt điểm qua bằng chứng cụ thể, như Thanh Lan, từ độ
làm kẻ ở cho Alibaba là bắt đầu chơi ăn thua với sanh tử. Biết rằng bọn cướp tìm đủ cách để ám hại chủ mình, nên ngoài việc đánh lạc hướng chúng nàng còn luôn đề phòng cẩn mật mọi chuyện. Do đó 2 vạch phấn trước tường nhà không cho phép nàng vô tình, quáng mắt, và điều: hễ nàng lo nghĩ việc chi sẽ không đi quá sự thật.
Trước cuộc đời hèn của một tên nô lệ 2 vạch phấn ấy có ý nghĩa gì? Ý nghĩa của người ở đợ là hầu hạ chủ nhân, mong làm vừa lòng Ông Bà, nấu cơm, xách nước lau nhà, giặt giũ…hơn thế nữa mong mau tới tháng lãnh tiền, sớm thoát đời ở đợ, tống khứ cái khúc quanh đen đủi của cuộc đời hèn mạt nầy đi. Thế nhưng, người tuỳ nữ Thanh Lan đã thành công vĩ đại, khiến chủ nhân còn bái phục ơn cứu mạng và đổi đời ngay tức khắc cho nàng.
Than ơi! Vậy mà trong cửa thiền môn lắm kẻ tu hành dễ ngươi cho phiền não vô tới nhà, vào bửa ăn, lân la bên giường ngủ, làm rộn ràng trong khi niệm Phật trì Kinh. Hoặc ta cúng nguyện nó theo rình, ta niệm Phật nó theo ghẹo, để lúc bất giác ta cúng lạy là cúng lạy ngay nó, niệm Phật là niệm nó, ăn chay làm phước cho nó, đọc tụng kinh kệ là đọc tụng nó… bị nó gạch nát mặt nát mày, gạch thương tích đầy mình nhưng vì không hay theo dõi tiến trình, nói tu mà có tu được với nó đâu, ta còn sờ sờ lạy Phật, ta còn sờ sờ trên bồ đoàn Niệm Phật mà chúng ta bị nó đánh, nó đập, nó cú, nó dọi, nó đá lăn lóc thiếu điều muốn chết (rớt) mà ta không hay tưởng mình ngon lắm. Nếu Thanh Lan là một nô tuỳ tầm thường như bao nhiêu nô tuỳ khác, nghĩa là không chuyên theo dõi đề phòng bọn cướp chừng cả nhà có chết cũng chẳng biết bọn cướp đến từ đâu.
Nhớ lúc trước có người hỏi tôi:
- Niệm Phật vọng động quá làm sao hết?
Thay vì trả lời tôi hỏi lại:
- Đạo hữu từ phát tâm niệm Phật cách nay bao lâu rồi mà muốn hết vọng?
- Thưa khoảng tháng nay.
- Còn trước đó?
- Tôi chỉ lo làm việc phước thiện.
- Lúc chuyên làm phước thiện, đạo hữu có bị vọng động như lúc giờ không?
- Thưa không.
- Lạ chưa! Trước đã không chuyên lo tu tâm (huệ) mà chẳng bị vọng động giờ miệt mài tu huệ đáng lẽ không luôn mới phải chứ.
- Hay là tôi thôi chuyên niệm Phật trí huệ, lo làm phước thiện như hồi lần để không vọng động?
- Việc trở lại làm phước thiện là tuỳ tâm giác ngộ. Nhưng còn vọng động ấy thì sao nào?
- Tôi nghĩ chúng sẽ tan biến ngay khi tôi bắt tay làm việc phước thiện.
- Tôi thấy chuyện không đơn giản như đạo hữu nghĩ. Vọng động  không phải mới sanh từ lúc chuyên tu, nó đã có từ khi đạo hữu chưa tu lận! Lúc chưa tu huệ, lo tu phước, vui với công việc bên ngoài ấy đâu ngó ngàn gì tới vọng động mà biết. Tưởng làm từ thiện để cho có phước là đủ rồi, không cần kiểm soát Tam Nghiệp để biết trong khi đó Thân, Khẩu, Ý của mình ra sao. Hễ muốn nhớ gì thì cho nhớ đả thôi. Thích ăn, thích làm, thích đi, thích suy tư đâu đâu thì cứ tha hồ cho nó ăn, nó làm, nó đi, suy nghĩ đã thôi. Bây giờ tu cách soi bổn tâm, nó muốn nhớ không cho nó nhớ, muốn ăn, muốn làm, muốn đi không cho nó nhớ nó ăn, nó làm, nó đi. Trước kia ta xây đấp thành luỹ cho cao mà chứa vô minh, dung dưỡng chúng, có chỗ tốt chúng sanh sản ra nhiều. Sức lực binh vệ của chúng ngày một đông, nay ta làm ngược lại chúng là trăm lần ngàn lần khó. Phải không sợ khó, lòng cương quyết đến độ nhạy cảm, vừa vọng là hay, rứt bỏ mạnh tay. Trường kỳ kháng chiến mới thành công.
Chuyện đặng, thất nào mà chẳng manh mối! có điều ta không dám nhìn thẳng nhìn thật về chính ta khi mình bê bối yếu đuối. Người tu trước khi té núi tư tưởng xuống cấp đã phải bố trí khá lâu, đâu ra đó hết rồi, chờ ngày hành động. Chuyện đã tính sẵn đừng ai nói là tình cờ. Như bọn cướp trước muốn tiêu diệt kẻ thù, họ phăng ngay đầu mối lão đóng giày và bố trí 2 chiến tướng 2 vạch phấn. Song nhờ sự đề cao cảnh giác bén nhạy của người tuỳ nữ nhà ấy, tinh ý phát hiện điểm cơ mật của 2 vạch phấn mà cứu thoát cả nhà không bị hành hình, còn, buồn cho quý Tu Sĩ nhà ta, sắp bị tam bành lục tặc đem đi trấn nước, dẫn đi chôn sống mà chẳng thấy được chút nguy hại nào.
(còn tiếp)