Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Tham Quan Hành Hương:

CHÙA THỚI SƠN

Rời Giồng Cát, theo chương trình thì đoàn đi thẳng về Ông Thẻ số 3 tại chùa Bồng Lai nằm cập bên kia sông kinh Vĩnh Tế cách thị xã Châu Đốc khoảng mười cây số về hướng tây nam. Nhưng qua tuyến đường dài mà trời cuối thu sao lại quá nắng nóng, áp suất đã làm một số tay lái bị ngủ gục, loạn hoạn trên đường đến phải ngừng xe mà kêu hú hồn hú vía. Trưởng đoàn Phùng văn Chói sợ sự rủi ro làm mất hứng chuyến tham quan, kêu chận hết các chiếc xe trong đoàn vào một quán nước có nhiều võng. Uống nước nằm câu giờ cho con buồn ngủ nó sức ra, tỉnh hẳn mới đi tiếp. Uống một tiệc nước nhẹ mà thời gian rút ngắn hơn tiếng đồng hồ trong khi đường dài thì vẫn dài. Phối kiểm tuyến đường và thời giờ còn lại trong ngày là quá ốm, nếu có đến nghỉ đêm ở chùa Bồng Lai, các xe phải tăng nhanh tốc độ mới kịp trước khi trời tối. Điều nầy thật sự là hơi khó, mười ba chiếc xe lẽ đâu lại không có một vài chiếc không có khả năng chạy nhanh. Hơn nữa, nếu cho xe tăng nhanh tốc độ thì tính an toàn không cao:
1, Vượt ngoài giới hạn kiểm sát, tay lái có thể dẫn đến điều không may, bên cạnh đó thì công an giao thông sẽ không tha cho những tay lái vượt quá tốc độ cho phép.
2, Có một số tay lái mang bệnh chứng chạy chậm, ai gấp gáp cỡ nào thì xe của họ cũng đi từ ba mươi đến bốn mươi cây số là cùng.


                        Chùa Thới Sơn, xã Thới Sơn, huyện Tinh Biên, An Giang
                               ( Nhuần ngày 21 tháng 9 năm 2014).
 Đoàn sẽ bị đứt khúc nếu có kẻ nhanh người chậm. Đi chung mà bị đứt khúc, chờ đợi, lo lắng, đâu có vui, trong khi du lịch là đi chơi vui mà. Suy nghĩ như thế, tôi chưa kịp nói thì trong đoàn đã có người đề nghị xin dời điểm nghỉ đêm thay vì Chùa Bồng Lai là Chùa Thới Sơn cho gần trước khi trời tối. Mới đầu chỉ một người ý kiến sau đó có thêm sự ủng hộ và tôi cũng bắt đầu nhập vai “Dám Đốc”: Đúng đấy, thưa quý vị! Tôi không quên hành trình của chúng ta là đi hành hương chiêm bái bốn Ông Thẻ, chùa Thới Sơn không có  tên trong danh sách bốn Ông Thẻ nhưng là cái nơi phát sinh tôn giáo lớn mạnh và cũng là nơi sản sinh ra bốn Ông Thẻ. Vùng chùa Thới Sơn, Xưa Đức Phật Thầy Tây An khai hoang lập cứ, là trung tâm học đạo của Bửu Sơn Kỳ Hương, mười hai Ông đạo “Thập Nhị Hiền Thủ” cũng đã tốt nghiệp và thọ trì sự giáo huấn của trường đạo nầy. Viếng bốn Ông Thẻ mà quên viếng chùa Thới Sơn quả là sự thiếu sót lớn.
                                Đồng đạo dùng cơm chiều trong chùa.


Đoàn đến chùa Thới Sơn, may mắn nhà chùa đã có cơm sẵn, không tốn chút thời giờ nào cho việc nấu ăn, thế mà dùng cơm xong thời gian chỉ còn đủ để chúng tôi đi tắm nữa là hết ngày. Công phu chiều xong chúng tôi đi dạo quanh chút chút. Trước sân dãy nhà khách có nhiều cái bàn đá kê liền dài ra, hai bên ghế ngồi là những băng đá, vài người ngồi xuống đó, cô Hai trưởng bên dãy nhà khách đã đem ủng hộ làm vui cho chúng tôi bằng hai bình trà nước và bánh tây. Được sự ưu ái của phía nhà chùa, chúng tôi từ từ gom lại. Trong đoàn có anh Ba Nghi đưa lên ý kiến:
Kính thưa chư quý đồng đạo! Đi cùng chuyến tham quan nầy may mắn có hai vị Ông Lê Minh Triết và Ông Trần Bá Đức có sở trường chuyên tu học, nhìn qua thì thấy nam nữ trong đoàn của chúng ta cũng ra ngồi đây hết để hứng sương đêm và dùng trà bánh, dịp may nầy tôi đề nghị chúng ta nên có câu nghi vấn nào trong đời sống tu hành hoặc chưa thông một đoạn câu nào trong Sám Giảng Thi văn Giáo Lý mà mình quan trọng để hỏi hai vị có chuyên môn ấy. Quý đồng đạo có đồng ý không?
                              Đồng đạo đang trò chuyện trước sân mờ chùa Thới Sơn.

Sau lời đề nghị lại là một câu hỏi có tính bắt buộc, vì đâu ai dám nói là không đồng ý. Khoảng phân nửa số người giơ tay đồng ý và một số khác thì lại vổ tay. Lời giới thiệu vừa dứt có một câu nghi vấn tới liền, xin hỏi qua ý nghĩa hai câu giảng của Đức Thầy “ Nhìn Phật Giáo mà tìm cái lý, coi tại sao ta phải tu hành”.
Tôi đề nghị đồng đạo Trần Bá Đức diễn giảng đề tài nầy nhưng  Đức chắc đã học câu “Kiến lão Đắc Thọ” kính tôi là người lớn tuổi, đưa câu nghi vấn lại tôi. Vì thế tôi không còn có lý do để từ chối
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật

Kính thưa chư quý đồng đạo! Qua câu nghi vấn trên, xuất xứ được trích từ Sám Giảng quyển tư “Giác Mê Tâm Kệ” của Đức Thầy
Nhìn Phật Giáo những từ ngữ nầy thuộc về sự tướng, bên ngoài, tỏ rỏ, “ Tìm Cái Lý”là bên trong của sự tượng ấy:
1. Trước Đức Thích ca Mâu Ni tu hành đắc đạo, cõi trần gian chưa có đạo Phật, Bấy giờ bên nước Ấn Độ có một thái tử tên Sĩ Đạt Ta, con của Vua Tịnh Phạn, nhân vì đi dạo bốn cửa thành, thấy cảnh già, bệnh, chết, thật là khổ được đặt lên kiếp người. Về lại hoàng cung, theo như Đức Thầy diễn tả “ về đền đài cảm xúc buồn riêng, hằng để trí tầm phương giải thoát”. Dòng đời là cặp thăng trầm chìm nổi, hễ có khổ thì phải cách để diệt khổ. Đức Thầy kể lại sự kiện Sĩ Đạt Ta đi tầm đường diệt khổ bằng “ thừa đêm khuya lén trốn vào rừng” và nhấn mạnh nguyên nhân của sự tìm đường diệt khổ bằng những câu:
“Khuyên chúng sanh khuya sớm chuyên cần,
Tìm nguồn cội diệt trừ tứ khổ.
Bệnh với tử từ kim chí cổ,
Sanh với già hai chữ hoài hoài.
Đức Thích Ca xưa ở lầu đài,
Nghiệm tứ khổ nên Ngài Tầm đao.”
2. Khi Sĩ Đạt ta tìm ra phương pháp “diệt khổ”, nhà Phật gọi là Đắc Đạo, hiệu Thích Ca Mâu Ni, trụ trong tứ tướng Niết Bàn “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh” mà tự tánh không sự. Chợt nhận một điều, cái mà Ngài đang có thì tất cả chúng sanh đều có. “Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh”(tất cả chúng sanh đều có tánh Phật) và “Ta là Phật Đã Thành, các người là Phật sẽ thành”. Trong tu niệm để thành Phật không phải là Phật của một Đức Phật khác đem cho mà là Ông Phật của chính mình khi không còn vô minh nữa, vì thế sự nhắc nhở của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”.
3. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tùy duyên thuyết pháp, bốn mươi chín năm trụ thế độ sanh chung quy thành hai phương hướng tự lực và tha lực:
1/ Tự lực: là tự tu tẩy xóa hết các bống đen vô minh thì Phật hiện giống như lu nước lóng trong những đồ vật trong lu nước sẽ phản diện. Sĩ Đạt ta ngồi thiền định dưới cội Bồ Đề lắng lòng mà đắc đạo. Tại tòa thuyết pháp Linh Thứu Sơn, Đức Thích Ca Mâu Ni được Trời Đế Thích đến tặng một hoa sen, Phật Ngài cầm hoa sen đưa trước chúng hội mà không hề nói cầu nào thế nhưng Ông Ma ha Ca Diếp đã ngộ ý chỉ của Đức Phật, mỉm cười, Đức Phật thốt lời khen: “hay thay cho Ca Diếp, Như lai có Chánh Pháp nhãn Tàng, Niết Bàn Diệu Tâm, nay phó truyền cho Ông đó.
2/ Tha Lực. Sợ duyên nợ thiền môn của chúng sanh yếu kém, cần có sự nương tựa để tiến tu với đầy lòng tin tưởng, Đức Phật đưa ra pháp môn cầu tha lực, giới thiệu cảnh giưới Tây Phương có cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, Đức Phật ấy nguyện rằng, nếu có một chúng sanh nào niệm danh hiệu của ta, cầu vãng sanh qua thế giới của ta, trì danh niệm đến“nhất tâm bất loạn” ngay giờ phút lâm chung nếu ta không cứu chúng sanh đó vãng sanh Cực Lạc ta thề không ở ngôi chánh giác.
Câu kế,“Coi tại sao ta phải tu hành?”là kết quả của khi ta “Tìm cái lý”. Nói một cách dễ hiểu, chính vì đào sâu ý nghĩa của đạo Phật là đạo diệt khổ, đó là lý do để người ta hướng về đạo Phật tu hành.
                             Đồng đạo đang trò chuyện trước sân mờ chùa Thới Sơn.

Tóm kết đề thuyết, chúng sanh dù là hùng mạnh uy quyền đến đâu thì tấm thân cũng vướng lấy bốn cái khổ của sanh, lão, bệnh, tử. Đạo Phật có phương pháp diệt khổ mà từ Sĩ Đạt Ta xưa kia đã thành Phật Thích Ca là một sự kiện điển hình, và điều nầy không chỉ mình Đức Phật, các loài chúng sanh đều có khả năng đó. Để chứng minh cụ thể, sau khi Đức Thích ca Đắc Đạo Ngài vì nhân duyên thuyết pháp độ chúng, kết quả Ngài có được Thập Đại Đệ Tử tu chứng, năm trăm vị tỳ kheo đương thời, hết bốn trăm chín mươi chín vị tu chứng quả A La Hán, qua hệ thống truyền thừa tông môn có 33 vị tổ, 28  vị ở Ấn Độ, 5 vị ở Trung Quốc, Huệ Năng đứng thứ cuối số 33. Từ đó sức ảnh hưởng của đạo Phật được truyền đi nhiều nước với vô số người đắc đạo, Việt Nam là một trong những số quốc gia đó.
Xong đề tài, tôi muốn trở lại tiết mục ban đầu, sự kiện Sĩ Đạt Ta lén đi tìm đạo diệt khổ, Đức Thầy cho ta sự hiểu biết bằng theo đuổi câu chuyện có vẻ lý thú ấy. Sự kiện Sĩ Đạt Ta đi dạo cửa thành thứ 3:
“Lần thứ ba xe lìa khỏi trạm,
Được trông nhìn kẻ chết đang khiêng.
Về đền đài cảm xúc buồn riêng,
Hằng để trí tầm phương giải thoát”.
Từ lúc gặp người già “tay nương gậy chống” lần thứ nhứt, đến “thấy kẻ ốm đau”lần thứ hai, coi như là giai đoạn phát sinh ý thức về tấm thân bởi tứ đại hợp thành, nó vốn là giả thân và ta bất lực hoàn toàn qua sự mong muốn không già chết, nhưng chưa tính làm gì, chờ đến lúc “được trông nhìn kẻ chết đang khiêng” lần thứ ba, mới quyết định “hằng để trí tầm phương giải thoát”. Kính thưa quý vị! Nếu như sự xuất gia của Sĩ Đạt Ta là do chính cái nguyên nhân “được trông nhìn kẻ chết đang khiêng”xét lại điều nầy ta có diễm phúc hơn Ông thái tử kia nhiều. Vì suốt tháng quanh năm Ông bị sống trong hoàng cung, may mắn chỉ một lần thấy người ta chết khiêng đi chôn là ớn ốc. Chúng ta thấy cảnh chết chóc có biết hằng chục hằng trăm lần nào rồi mà cứ cười ha hả tối ngày chứ có “cảm xức buồn riêng” để mà “hằng để trí tầm phương giải thoát”đâu?
25/11/2014

Lê Minh Triết

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014


Niềm Tin Về Sự Cứu Độ   (tiếp theo)

Mắt, Tai, Tâm…cứ bị chướng ngại hoài hoài lục thông không thể có được.

2, Ngài Thể Hiện Trong Tất Cả Để Cứu Khổ Ban Vui: Người tu theo đạo Phật muốn chứng đắc quả vị thì trong chuyện tu hành, phải phát Bồ Đề Tâm, cái tâm rộng lớn: Rộng lớn trong chiến thắng phiền não, rộng lớn trong bình đẳng pháp môn, rộng lớn cái tâm thương người mến vật, chẳng những thương thôi mà còn phải cứu khổ ban vui cho chúng sanh, thuần nhất việc cứu khổ, hành giả không có bất kỳ lý do nào gặp khổ không cứu mà còn chồng chất sự khổ não lên người khác. Ta đến với ai không phải để vạch tội mà là tha thứ, không phải để sỉ nhục mà là nói tiếng yêu thương, xoa dịu. Được điều đó trong chính mình hành giả đã trải nghiệm lời Phật trong cuộc sống thì quả là thú vị, không còn coi sống hay chết ra vì nữa. Có của mới đem cho, không chút hạnh kiểm trong mình đòi dạy hạnh kiểm người khác chỉ là nói suông cho thiên hạ cười. Người đang khổ vì nạn đói, dẩu có nghe người cho suông nói suông một ngàn lần một triệu lần thì người đói vẫn đói. Lo đi cứu khổ người ta cái bệnh Danh, Lợi, Tình chút chút thôi và còn trong vòng nghi ngờ, chưa chính xác, không nhìn lại mình để thấy rõ ràng mình bị mê nhiễm là chính xác không còn vì để nghi ngờ. Mình đã và đang bị Danh Lợi Tình cám dỗ, mê nhiễm nặng đến quên Phật, quên con đường về Phật, loạn hoạn chốn hồng trần. Ngớ ngẩn quá đi! đâu ai cần cái người có bệnh sắp chết không có cách thoát thân còn làm giọng anh hùng, Bồ Tát. Một người rao bán thuốc trị ghẻ lác, quảng cáo thật là bài bản, hay ho, khách hàng muốn mua dùng nhưng nhìn lại thân hình nhà quảng cáo ghẻ lác cùng mình thì người tiêu dùng thuốc trị ghẻ lác phải nghi ngờ lắm, bỏ con số gie cho xong.

Lòng mình có tình thương mà kẻ kia “ sưu tập” ở  đâu quá nhiều tình ghét, nói ra là ghét, ta thấy sự ghét ghen của họ quá tạo áp lực lên bản thân họ khiến cuộc sống trở nên cay cú. Ngọn lửa nóng giận tuy dữ dằn, trịt một chút là đốt tới, nhưng đừng lo, lửa có chứng tích sợ nước, ta cứ luôn mang nước theo mình cái đã, ngọn lửa nhỏ vừa hừng lên, chỉ một bát nước thì lửa sẽ biến ngay. Nghe một người nổi cơn thịnh nộ với những anh em, chòm xóm; chưởi bới lắm điều tồi tệ, để dằn xếp trận địa coi mòi quá hung dữ nầy ta đến khuyến thiện họ chứ?, Gọi là đi công tác Phật Sự, hành giả có chứa nước trong mình nhiều chưa? Càng nhiều càng tốt, bởi e chiến tranh miên diễn sẽ đối đủ với mỗi phát lửa bốc lên. Chứ nếu, đi chữa lửa mà mình mang theo ít nước gặp lửa giận kéo dài, người đi làm công tác chửa lửa nửa chừng hết nước, bị nóng nó đốt tới, người chữa lửa cũng thành lửa nữa là nguy to. Một ngọn lửa chữa chưa tắt trận địa sanh thêm một ngọn lửa thứ hai, chiến trường hai bên đều lửa, ai cứu ai?

Sứ giả của Như Lai phải giàu nước mát, cung cấp đủ nước mát cho trận địa, người ta nóng chưởi đến bao lâu trong mình sứ giả cũng cho đủ nước, mát lạnh hoài.
 tín đồ PGHH thường thì trước khi đi công chuyện khỏi nhà, nghiêm trang đến kính lễ 2 ngôi thờ cữu huyền và Tam Bảo nhờ sự hộ độ, đi ra thì mang cái tâm Phật chừng về cũng về với tâm Phật nữa thì hay biết mấy! Nhằm lúc đạo tâm bế tắt, không có Phật theo về, ta mang về nhà cả cái bầu tâm sự, đôi khi không phải là chuyện của ta mà là những thứ chuyện không đâu, đầu đường xó chợ cũng hốt chứa đầy bụng mang về. Mang những thứ tai bai họa gởi vô duyên vô cớ về nhà, làm gì cũng bị nó nhắc nhớ, châm chít, cúng Phật nó chen vô làm cho lặp dặp, nhai bấy bá cái băng, sượng sùng. Phật trong lòng bị vô minh gói gọn, hết giãi giụa, Phật bên Tây Phương cho dù có xa, nhưng kêu là Phật nghe Phật cứu, mà lúc ấy ta có kêu đâu.
Thế gian có nhiều đạo, đạo Phật là một trong số nhiều đó, mỗi đạo có sắc thái riêng, có đặc trưng sự cứu độ. Để đạt diệu năng của sự cứu độ, Đức Phật đưa ra chuẩn mực cho những ai muốn được cứu độ, ví vụ: chuẩn mực của pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc hành giả phải có Tín, Nguyện, Hạnh. Nói cách khác, Phật cứu độ chúng sanh là đưa ra một việc làm cụ thể để chúng sanh tự mở trói cho mình, là một pháp môn hành thiện cho mình không hành ác, không có sự chung cuộc bị ác kéo lôi để đường về Tây Phương an dưỡng được thượng lộ bình an. Chúng sanh vì vô minh làm điều tội lỗi, Đức Phật vượt khỏi đám rừng vô minh mà nhìn lại chúng sanh đang lặn hụp trong biển khổ. Để cứu khổ họ Ngài giảng giáo lý “Tứ Diệu Đế”sắp qui trình “Khổ Đế” đi đầu, qua quá trình đầy tính nhân quả, Đức Phật đã định rằng con người chiệu kiếp sanh khổ là do Tập Đế, tập tành điều xấu, đắm say cõi giả làm Nhân thì quả Khổ sẽ theo sau. Biết mình đang chịu khổ và nguyên nhân của sự khổ là gì rồi thì phải mạnh dạn mà “Diệt” nguyên nhân của sự khổ để tiến lên một bước là học đạo “Đạo Đế”.

Sự cứu độ của Phật là dạy chúng sanh tu thành Phật rồi chúng sanh tự tu thành Phật, không có chuyện “thành phật giùm” hay “cho thành Phật”. Người không biết nấu ăn mà lại biếng nhát ăn nhờ mãi là không được, thay vì kêu cho họ ăn tốt hơn hết là dạy cho họ cách nấu ăn. Trên con đường Giải thoát Đức Phật đã đi và đến trước chúng ta, Ngài dạy chúng ta những điều Ngài từng trải để chúng ta theo đó mà tự cứu mình. Đức Huỳnh Giáo Chủ nói:
“Phật Từ Bi độ trong nhơn vật,
Là luật kinh dạy rất tinh tường.
Nếu chẳng nghe hồn vướng tai ương,
Chừng ấy mới kêu mời khó rước”.
Ông Thanh Sĩ cũng bảo:
“ Tội cũng bởi do mình gây tội,
Mê cũng do mình gội hết mê.
Phật đi Phật biết đường về,
Chúng sang lạc lối u mê tại mình”.

Đức Phật có Từ Bi đồng thời cũng có tâm Bình Đẳng, sự kết hợp tác động tâm lý người học đạo không thể có Từ Bi mà thiếu Bình Đẳng, nếu đặt trường hợp cần phải giải quyết cho có lòng Từ mà vi phạm Bình Đẳng có thể dẫn đến sự rủi ro nhiều hơn là kết quả tốt.
Cô Lan đánh chưởi cô Huệ trước, tất nhiên là cô Huệ không nhường. Chuyện dĩ lỡ qua rồi, nhà Sư lấy lòng Từ Bi Phật đến khuyên cô Huệ tha thứ cho cô Lan chứ không có quyền ngăn cấm cô Huệ không được trả thù. Vì nếu làm vậy cô Huệ sẽ hỏi: Lúc chị Lan đánh con sư không cấm chị ấy, để con ăn đòn muốn chết, giờ với kẻ tội lỗi đầy người Sư cấm không cho con đánh trả chị ấy là sao?
Thuyết Nhân Quả là giáo lý cương lĩnh của đạo Phật, không phải người ta đánh mình, mình đánh lại là quề. Lấy luật pháp thế gian mà suy, một kẻ cố tình gây tội đánh người, nếu như người bị đánh dằn được cơn giận  không trả đòn để cho luật pháp giải quyết; người bị hại mà tha thứ thì sự mắc mớ giữa đôi bên có thể hóa giải. Nhưng nếu người bị hại chơi theo luật gian hồ ăn miếng trả miếng thì cả hai đều có tội, luật pháp tóm cổ cả hai vào tù; luật thế gian không cho phép ăn miếng trả miếng là quề, luật nhân quả của Phật cũng không chấp nhận chuyện quề ấy.

Không thể người chuyên làm ác lễ bái Phật, Phật cho thành thiện hết tội. Lễ Bái, Niệm Phật là tạo nhân về nước Phật ở, làm ác là tạo nhân luân hồi trong 6 nẽo để chịu sanh tử trả quả, có ác có thiện mà phước mỏng hơn tội thì tội đương nhiên bị nghiệp húc mạnh hơn, rớt xuống địa ngục thay vì phải lên cõi nước Tây Phương. Lễ  Niệm Phật phải thật hành hai món chánh: Chánh Niệm và Chánh Tư Duy, không chịu suy gẩm những điều chơn chánh cho mở rộng chánh chơn, theo Phật mà hành trạng còn quá mê tín, ta không phóng quang chánh niệm cầu Phật thì Phật cũng không phóng quang tiếp độ ta.

Đức Phật cho biết chúng sanh có chơn tâm như Phật, chỗ ta có được bây giờ là chúng sanh. Từ chúng sanh mà tu tâm, có sáng suốt hay u tối là do ta có đẩy nhanh tiến trình hành đạo hay trì trệ bởi sự tríu mến của dòng đời. Phật dạy ta làm chớ Ngài không làm giùm ta. Người vì vô minh dẫn tới sự luân hồi cai nghiệt, sanh ra liền chịu khổ đến phải khóc suốt mà lớn lên không thức tỉnh tu thân, sống làm tay sai cho vô minh chết phải theo vô minh thọ thân khác. Sự ngu đần có thể dẫn ta đi đầu thai một kiếp khác còn tệ hơn kiếp nầy, khổ hơn kiếp nầy và ngu muội hơn kiếp nầy. Ôm vô minh mà đi như người mù làm việc gì cũng trong bống tối. Người vô minh muốn được Phật cứu thì phải nghe lời Phật dạy: khai mở sức hiểu biết, khai thông con lộ Niết Bàn từ chính tâm linh mình. Ông Thanh Sĩ nói:
“Nơi trong tim não người ta
Nhiệm mầu có đủ rán mà phát minh.”

Đức Phật dạy, tất cả các pháp môn chỉ để diệt vô minh và theo sự giải thích của Đức Huỳnh Giáo Chủ, tai hại bậc nhất của nó là nhận giả làm thật:
“Màn vô minh che mờ căn trí
Nên thường khi nhận ngụy làm chơn
Lo huyễn thân vật chất kém hơn
Chẳng tìm biết tin thần đạo đức”.

Từ phản ảnh đích thực đó, ai mà để tâm lo cho huyễn thân có dồi dào vật chất nhiều hơn sự trau giồi đạo đức là vô minh, là nhận không rằng có nhận giả làm thật. Hành động bởi vô minh gây nhiều tội lỗi, cấu nhiễm trụy lạc thấp hèn. Để diệt vô minh Đức Thầy đưa ra phương thức hiệu quả tuyệt vời:
“ Nếu ta tìm con đường Bát Chánh Đạo của Phật mà đi, giữ tâm thanh tịnh, làm việc nhân từ, không lòng hờn giận, chẳng dạ ghét ganh, chuyên tâm Niệm Phật giúp thế độ đời, đừng chứa điều phiền não và để bụng tham lam ích kỷ, gây mối thiện duyên, lần lần trí huệ mở mang, cõi lòng sáng suốt, thì màn vô minh sẽ bị diệt mất”.
Và: “Người học đạo muốn mở mang trí huệ cần phải tìm phương pháp diệt cái vô minh (tối tăm ngu muội)”.
“ Muốn diệt cái vô minh trước phải điêu  luyện khối tinh thần cho mạnh mẽ…”
Sức mạnh của vô minh là lòng dạ đen tối, lòng dạ càng đen tối thì vô minh càng nhiều, như bầu trời đầy mây che, sức sáng mặt trăng mặt trời sẽ bị giảm. Vô minh dẫn con người đi theo vòng quay luân hồi thì chúng ta cũng biết vị thế của nó đã làm chủ tình hình, quyền hành trong tay, lập nội các có tướng mạnh binh hùng, bây giờ muốn lật đổ quyền làm chủ của vô minh đâu phải dễ.
       “ Điêu luyện khối tinh thần cho mạnh mẽ”. Khối : theo Tự Điển giải thích là cục, tảng, có sức cứng chắc, nhiều vật nhiều thứ kết thành. Tinh thần: Sự hiểu biết, phân biệt những ý nghĩa tình cảm, những hoạt động về nội tâm con người, khác với vật chất, thân thể vô tri. Tinh thần mà được huy động thành khối, tập họp được nhiều thiện pháp, nhiều suy gẩm sáng suốt rồi hành theo những điều mình suy gẩm bống đen vô minh sẽ đi đầu thay” sớm thôi.
Kết Luận:
Kính thưa chư quý đồng đạo! thông thường mỗi khi đặt vấn đề Phật cứu độ người ta tưởng ngay đến chuyện Đức Phật sẽ chuyển họa thành phúc, chuyển khổ  thành lạc, chuyển mê thành ngộ… cho chúng sanh, thành thử chúng sanh luôn mang cái bệnh tu ít mà vái nhiều. Tu là tự sửa mà vái là mong cầu Phật sửa giùm. Tự sửa xấu để thành tốt sẽ chắc ăn hơn trong khi cầu người khác sửa giùm là không thực tế.
Qua đề tài Niềm Tin Về Sự Cứu Độ tôi vừa nêu diễn, thuần nhất một pháp môn tu là “Tu Tâm”. Đức Phật dạy mỗi chúng sanh đều có tánh Phật, tự tu sẽ thành Phật. Bằng muốn sanh sang cõi Cực Lạc phải chuyên trì cách tu niệm Phật đạt cảnh giới “ nhất tâm bất loạn”thì Phật sẽ cứu độ.
Kính thưa chư đồng đạo! buổi thuyết trình giáo Lý đến đây xin tạm dừng. Kính chúc quý vị bồ đề tâm tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật


Lê Minh Triết

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Tham Quan Hành Hương:

ÔNG THẺ THỨ TƯ (tiếp theo)

Vừa đến chỗ Ông Thẻ thứ tư, bao nhiêu mệt mỏi, vất vả trong người tuông hết ra để mặt ai cũng vui và vui cười và cười. Có người trong đoàn thơm thảo cấp cho tôi chai nước suối để uống, nhưng tôi đành phải phụ tình họ, nhịn uống dành nước để rửa sơ cái bàn tay đầy bùn, mở nấp yên xe, lấy ra một chiếc khăn con màu vàng hơi củ một chút đem theo lau mặt, tôi lấy dùng nó vào việc khác, cho khăn thấm một tý nước, trước tiên là lau sạch cái áo đang mặc dính đầy bùn, rồi trút ra một ít nước nữa vò vắt cái khăn cho hoàn toàn ráo nước để lau chiếc cập đựng quần áo, còn lại là lau má đèn xe, tay cầm lái…
                            Đồng đạo Lê Minh Triết đang thuyết trình về 4 ông thẻ.
Mọi người chuyện trò, bàn luận có lúc ồn ào, hào hứng, hấp dẫn chung quanh vấn đề nhạy cảm: Làm sao để biết chắc nơi đây là Ông thẻ thứ tư? Nhà  Minh bên Tàu lợi dụng lòng thương hại của vua ta cho ăn nhờ ở đậu, đã không biết ơn còn bày ra ếm trận phá vùng địa linh nhân kiệt, tại sao Đức Phật Thầy Tây An không tự mình dùng phép phá ếm mà lại sai Đức Cố Quản Trần văn Thành vượt bao dậm rừng khó khăn cắm bốn Ông Thẻ để vô hiệu hóa sự trấn ếm của quân họ Mạc? Tại sao trong bốn Ông thẻ mà chỉ ba Ông có đền thờ cho bá tánh thập phương đến cúng bái, còn có cây thẻ chứng minh, Ông thẻ thứ tư đã không có ngôi thờ phượng, cây thẻ để chứng minh cũng không luôn thế là sao? Không có sự chứng minh, hay Ông Thẻ thứ tư là một nơi khác mà bá tánh chưa tìm ra? Sự hiểu biết về qui trình bốn Ông Thẻ là do Đức Phật Thầy Tây An sao Ngài không tạo sự tương đồng về vị trí cũng như sức ảnh hưởng của bốn Ông Thẻ?
Nghỉ lâu, chuyện trò về Ông Thẻ như muốn lơi ra, sợ đem chuyện thần nông sâu rầy cho núm níu cái cảnh nhà bận rộn, Ông trưởng đoàn Phùng văn Chói nhắc nhở anh em vào lễ cúng. Khi mọi người tập trung trước sân lễ, vị điều hành cuộc cúng chung là đồng đạo Trần Bá Đức. Được cơ hội Đức liền giới thiệu và yêu cầu tôi có đôi lời vì đó tạo ấn tượng cho bà con hành hương chiêm bái chuyến nầy khắc sâu duyên nợ thiền môn, cảm nhận tốt về Đức Phật Thầy Tây An, Đức Cố Quản Trần văn Thành và lai lịch Ông Thẻ. Tôi nhận lời yêu cầu.

                        Đồng đạo Mười Đức đang sinh hoạt chương trình.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật

Kính thưa chư quý đồng đạo thân thương! Dùng từ “ đồng đạo” với nhau nghe đủ mạnh về tính đoàn kết, tôi còn dùng thêm hai tiếng “thân thương” để sức mạnh thêm sức mạnh. Quý vị thử nghĩ, không thân thương sao mà nên tuồng dẫn nhau cả đoàn chạy lạc huốc chỗ chứ? Không thân thương sao mà có chuyện cùng khiêng è ạch những chiếc xe ra khỏi hầm bùn? Không thân thương sao mà, khi đã hay cả đoàn chạy lạc huốc gây hậu quả nặng nề cho xe, hành lý và khách tham quan bị bùn làm dơ bẩn; trách nhiệm là Ông Trưởng đoàn, Ông ta thật đáng ghét mà không ai phàn nàn đổ trúc trách nhiệm lên Ông?
Kính thưa quý vị! hôm nay vào ngày 20 tháng 9 nhuần, nhằm 12 tháng 11 năm 2014, chúng ta tham quan hành hương chiêm bái đến vùng có di tích lịch sử về Đức Cố Quản và Ông Thẻ thứ tư, thời giờ còn vào một buổi sáng đẹp trời, ánh nắng chưa nung nóng bức và dưới bống tàng che của cây Da ta có thể hít thở không khí trong lành từ gió đồng quyện đến, thêm sinh lực. Nhưng đã đi viếng Ông Thẻ mà trước hiện cảnh còn nặng nề về hoang dã, có lẽ, sẽ không làm hài lòng cho sự ngắm nhìn sung sướng của khách tham quan đam mê vẻ mỹ miều của nhân tạo hơn là sự mỹ miều của thiên nhiên Trời Đất tạo nên. Xét, chúng ta đi đây là một tập thể có sự kết hợp của nhiều địa phương xa gần nhưng chúng ta đồng là huynh đệ với nhau qua nguồn tín ngưỡng BSKH và PGHH thì sự mỹ miều của thiên nhiên Trời Đất tạo nên mới là quan trọng.
Chỗ ta đứng đây là “Giồng cát”xã Vĩnh Điều, xưa thuộc tỉnh Châu Đốc, nhưng sau 1975 Châu Đốc xuống cấp, địa vị tỉnh không còn, Châu Đốc bấy giờ là một địa phương cấp thị xã của tỉnh An Giang và sự sắp sếp sau nầy xã Vĩnh Điều phải di dời phần thủ tục hành chánh về tỉnh Kiên Giang. Kính thưa chư quý vị! Dầu Vĩnh Điều có bị di đời về đâu đi nữa thì GIỒNG CÁT vẫn còn tại chỗ. Quyển “ Đồ Thư” của Đức Bổn Sư (Ngô Lợi) vị sáng lập Đạo“ Tứ Ân Hiếu Nghĩa”đã minh xác Ông Thẻ thứ tư ở Giồng Cát. Chánh quyền tỉnh Kiên Giang chưa có sự ảnh hưởng về giáo lý tình thương của đạo BSKH và PGHH, nên “tình” chưa động đậy để mà cấp phép xây cất ngôi thờ khiến người tín đồ BSKH, PGHH còn nặng lòng lo. Muốn thành công việc khó phải cần có thời gian, Chuyện chưa đến, chúng ta chờ xem, nhưng sự chờ đợi không phải ấp ủ việc ác, trù rủa người ác mà phước thiện đến cho chúng ta có ngôi thờ Ông Thẻ thứ tư. Chỉ cần ta đến Giồng Cát để chiêm bái dấu tích lịch sử, hâm nóng sự thật về chỗ tín ngưỡng mà lo tu là đủ, để ý Vĩnh Điều giờ của tỉnh nào là không cần thiết.
Chúng ta đang ở Giồng cát, không có chút biểu hiện về lai lịch của Ông Thẻ nơi nầy nhưng biểu cảm thì rất nhiều qua những chuyện linh thiêng huyền bí mà căn nhà con trai của Ông chủ đất là một ví vụ điển hình.
Vất vả cho chúng ta qua chuyến tham quan hành hương nầy, phải nói là hết sức xui rủi vì chúng ta đâu hay xáng múc đổ đường. Mở chuyến  đi nhằm lúc xáng vừa nạo vét kênh. Vất vả dơ dáy chỉ một chút, một lúc thôi, chẳng phải là chúng ta đang bình yên vô sự đây sao! Kể lại cái công khó của Đức Cố, Đức Phật Thầy trong việc khai đạo cứu đời bảo an bá tánh sống yên tu niệm. Dưới chân của Đức Phật Thầy lần lần xuất hiện 12 Ông đạo tài giỏi và đức độ gây ảnh hưởng rình rang cả cái miền Tây Nam  nước Việt với những cơ sở tôn giáo thành lập theo dấu tích của Ngài: Chùa, Đình làng Tòng Sơn, huyện Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc - Chùa Xẻo Môn thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang - Chùa Tây An (xưa là cốc Ông đạo Kiến) làng Long Kiến, huyện Chợ Mới - Bửu Sơn Tự (chùa ghe sáu) xã Kiến An, Chợ Mới - Kim Cổ Tự (chùa Ông Ba) Kiến An, Chợ Mới - Dinh Ông Thẻ thứ nhứt ở xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang - Dinh Đức Cố (lò rèn rèn đúc vũ khí cho quân binh) Châu Thành, An Giang -  Dinh Ông Thẻ thứ nhì, vùng láng linh, huyện Châu Phú tỉnh An Giang - Bửu Hương Tự, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - Chùa Tây An, dưới chân núi Sam (nơi đây có ngôi mộ Đức Phật Thầy)- Chùa Phước Điền (trại ruộng); Chùa Thới Sơn; Đình Thần Thới Sơn, dưới chân Anh Vũ Sơn (Núi Két) vùng chợ Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang - Chùa Bồng Lai (Ông Thẻ thứ ba) kinh Vĩnh Tế… và còn nhiều nơi khác do sức ảnh hưởng của 12 Ông Đạo. Sau Đức Phật Thầy viên tịch miền Thất Sơn vẫn cứ tiếp tục là nơi Địa Linh Nhân Kiệt, xuất hiện: Đức Phật Trùm, trong chợ Tri Tôn khoảng 10 cây số về hướng tây bắc (cận cổng vào giờ xí nghiệp khai thác đá An Giang); Đức Bổn Sư Ngô Lợi, vị sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, ở núi Tượng, có chùa Tam Bửu và Phi Lai; Ông Sư Vãi Bán Khoai lưu diễn và Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ…
Kính thưa quý vị! Công ơn của Đức Cố và giá trị bảo vệ cơ đồ của bốn Ông Thẻ đặc biệt chưa từng có mà cho đến giờ nầy Ông Thẻ thứ tư phải bị chánh quyền tỉnh Kiên Giang bỏ quên công trận. Chánh quyền quên thì chúng ta nhớ, rán mà trân trọng lịch sử có một không hai nầy qua sự tu thân hành thiện, có thể đây là nguồn vui lớn nhất của những ai đã trải thân hy sinh vì đời, vì đạo.
                                Đồng đạo đang chuẩn bị lễ bái Ông thẻ số 4.
Tôi xin dừng diễn thuyết cho đồng đạo Trần Bá Đức điều hành cuộc cúng tập thể. Mười Đức không vội vàng vào chương trình lễ, tỏ lời khuyên đồng đạo về rán tu niệm để đền đáp một phần nào những người nằm xuống vì bảo vệ tôn giáo và quốc gia dân tộc, đồng thời, yêu cầu bà con đi đây cầu nguyện hai lần với hai chủ đề:
1, Nguyện cho đoàn hành hương của chúng ta sức khõe vui vẻ, phước đến họa đi, chừng về lo tu hành tinh tấn và nguyện cho bá tánh từ tâm bác ái giải thoát mê ly.
2, Nguyện cầu Phật Tổ, Phật Thầy đồng gia hộ cho Ông thẻ thứ tư có được ngôi thờ trang nghiêm, hoạt động lễ cúng hợp pháp, thập phương bá tánh cúng bái tự do.
Hai lược cầu nguyện xong, một số vị đi trong đoàn yêu cầu mở chương trình đọc Sám Giảng Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo. Nghe yêu cầu là tôi lo thế nào rồi cũng tới phiên mình. Nhưng sự thật còn hơn thế nữa, không phải là lần lược tới phiên mình mà mình phải là người đi đầu câu chuyện.

Mặt Trời lên quá đĩnh đầu, chúng tôi gọi nhau dùng cơm trước khi rời khỏi nơi đây để đến một chỗ tham quan khác. 
                              Cảnh đồng đạo đang dùng cơm trưa.
Ngoài Trời nắng gắt, gió đồng hây hẩy thổi rân trên ngọn cây cao bống mát, cây Da già trước sân chuyển động, đánh rơi những chiếc lá tàng che làm rổ bống sân đất mịn màn, ánh nắng lóm đóm chập chờn trên thân khách hành hương như biếu tặng phẩm mang đi. Những tiếng lá khô rơi xào xạc trước thềm, tôi linh cảm như tiếng vổ tay vui mừng cuộc tiểng đưa thiện khách. Nơi đây cảnh vắng đìu hiu, có bao tâm hồn còn thương còn nhớ.
 18/11/2014

Lê Minh Triết


Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Tham Quan Hành Hương:

ÔNG THẺ THỨ TƯ

Nói về Ông Thẻ là nói đến Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (BSKH) do Đức Phật Thầy Tây An sáng lập. Một trong số môn đệ của Đức Phât Thầy là Ông Trần văn Thành, dân gian ở quanh khu vực miền Thất Sơn tín ngưỡng hay không có tín ngưỡng về đạo BSKH vẫn gọi danh Ông là Đức Cố. Xưa Ông Được lệnh Đức Phật Thầy sai đi cấm 4 cây thẻ ở bốn gốc Thiên Cấm Sơn ( núi Cấm). Dùng cây cấm xuống đất thì là “cây thẻ”nhưng vì cây thẻ nầy có trách nhiệm bảo vệ vùng địa linh nhân kiệt, không bị bùa ếm của dòng họ Mạc bên Tàu khi đã chạy giặc nhà Thanh  qua nước ta. Với cây thẻ mà quyền năng như thế thì phải nói là Ông Thẻ cho xứng công. Với lại, Ông thẻ nầy Đức Cố Quản đã vác nó trên vai đi suốt trong rừng, đặt ngay vào vị trí Đức Phật Thầy đã chọn. Phật chọn dù là đồ vật mà làm tốt trách nhiệm với muôn dân trong vùng, gọi là Ông thẻ thì đâu có sợ trái ý.
                               Nơi phượng thờ Ông thẻ số tư, xã Vĩnh Điều, 
                                            huyện Giang Thành, kiêng Giang.
Mười ba chiếc xe mô tô mỗi xe hai người đi từ hai huyện Chợ Mới, Châu Thành An Giang vượt gần trăm cây số để đến một nơi không có vì đẹp mắt. Đã xa mà trên đường lại không phẳng, có đoạn lông chông như sóng lưỡi búa, có khúc thì lại lổ hang cảng giật người. Xe hì hục mà còn gặp trời xui đất khiến chạy lạc huốc chỗ. Đoạn đường lạc huốc tính đi và về khoảng ba cây số, chịu phải sức hì hục của xe, người và thời gian đổi giá ba mươi cây số đường tốt chưa bằng. Hình dung không phải là con đường mà mười mấy chiếc xe gan cùng mình dám chạy trên sìn lầy. Chịu năm cây số đường lông chông xáng múc, chạy nép một bên lề dưới sát chân ruộng, đúng ra chỉ dành riêng cho người đi bộ còn khó mà tụi tui hăm mấy đứa liều mạng cho xe nó bườn tới. Kênh mình qua mấy lổ hang, quá sức già tui bị vọp bẻ lưng, bẻ chân, già tui hết sức chịu đựng cho xe dừng lại nghỉ chút để vọp đừng bẻ nữa mà không dám nói với ai về chuyện tai hại nầy. Các xe thấy tôi dừng đều dừng theo, vậy là có cơ hội để mà bàn bạc một cách nẩy lửa. Xe kia có một phụ nữ chỉ ngồi sau cho người ta chạy chỡ mà sợ khiếp đến lằn nhằn nổi nóng tuyên bố bỏ cuộc. Tôi bắt đầu lo sợ có sự hưởng ứng phong trào, mới đi chưa già buổi sáng lại có một người tuyên bố bỏ cuộc, e cái câu “bà con không giống, giống người mở hàng” mới tức, kéo nhau mà hô “ rút” là báo hại lổ cái công to.
                             Cảnh các chú bác hội ý khi nhầm đoạn đường khó đi.
Tôi nghĩ, vào trận mới có chút công mà đầu hàng khơi khơi ai mà chịu được sự lổ lả chư! Chúng tôi ráp lại khuyên còn phải nói dối một cách vô tư: Rán lên chị, chỉ một chút nữa là tới. Qua cầu là hết khó, bên kia đường dễ chạy, không còn đất cho mình sãi ngựa nữa đâu mà sợ. Xúm nhau khuyên lắm lần chị ta mới chịu đi tiếp với vẻ mặt không còn chút vui nào.
 Dễ gì chứ! Qua cây cầu lúc lắc, rung rẩy thiếu điều muốn té bỏ mạng mà đường xá còn tối tăm mày mặt hơn, bùn trịnh lút bánh xe, chạy tới không được, rút lui không xong mà phía sau, người thanh niên to con nhất nhì trong đoàn như chú mười Đức còn phải rên: Xe tôi mắc lầy rồi! Tôi cho dựng đứng chiếc xe mình để trở lại chừng chục mét tiếp vần công với chú mười Đức. quay lại mới mấy bước, thì xe tôi ở một mình buồn quá kêu lên một tiếng “Rầm”, quay mà coi thì nó nằm một đống, tay cầm lái bên trái nhụi sâu xuống sình, cái má kiếng đèn, áo xe bết đầy sịnh non. Những chiếc xe chạy gần sau đều bại trận, không ai dám bỏ xe mình đi tiếp. Xe chú Mười Đức lớn thây, bãnh thật là bãnh với cái giá thành hiện là một trăm sáu chục triệu cũng đứng chết trân dưới bùn. Trông trước xa xa có mấy anh em sửa đường, rải đá bụi, nhờ sự tiếp cứu của họ mà chiếc xe được thoát lôi lên, còn tôi đi một mình phải chịu rán cái thân già đỡ xe lên hai lần mới đứng được, tôi mệt hết muốn đứng nổi, nhìn cái mặt mày của chiếc xe yêu quí, thương hết có vô.
Vất vả như vậy để đến với một nơi hoàn toàn hoang vắng nằm giữa cánh đồng không thấy một bống người, thế mà vẫn là cái nơi có biết bao tấm lòng ấp ủ. Người có tín ngưỡng Bửu Sơn Kỳ Hương (BSKH) và Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) kính trọng nơi đây là di tích lịch sử của Đạo BSKH.
                              Tín đồ PGHH đang lễ bái Ông thẻ số tư.
Chúng tôi đến địa điểm Ông thẻ thứ tư vào lúc 10 giờ sáng ngày 12 tháng 11 nhằm 20 tháng 9 nhuần 2014. Bốn phía đồng ruộng mênh mông bao lấy một dãy đất gò um tùm cây cối là cái bàn gổ thô sơ, trên không có mái ngói hay lá, thiết mà bằng tấm platic nhỏ vừa đủ che. Cận sau mái che mọc đầy cỏ dại, phía trước có cây Bồ Đề.
Tôi đã dắt đoàn đến đây nhiều lần và mỗi lần đến, thấy quang cảnh chung quanh giữ nguyên không có thêm một chút quyến rủ nào nhưng chỗ thờ thì thay đổi đến mức không thể tưởng tượng được. Tôi đến lần đầu cách nay khoảng mười năm, chỗ thờ chỉ có một nắm chưn nhang với vài cục đá dụm lại làm chỗ cắm hương cho khách hành hương, trên không có mái che, cận phía sau là hai đống lư hương bị đập bể nát nếu gom lại mà chất vào thúng thì có khoảng hai thúng giạ, cận trước một vùng toàn là tro than và tàng tích để lại sau cuộc đốt cháy là vài khúc cây kèo cột bị lửa đánh sập bung ra ngoài vòng lửa. Tôi đến lần thứ hai, chỗ thờ có một lư hương dưới một tấm thiết bẻ co xếp như tấm cà rèm phủ lên chiếc xuồng Tam Bản. Tôi đến lần thứ ba, tấm cà rèm và cái lư hương bị biến mất mà chưa biết ai đã làm chuyện hổn ẩu nầy. Tôi đến lần thứ tư xem có sự may mắn hơn, một căn nhà nhỏ trên lợp lá dừa nước, bốn bên vách rào cũng được che kín bởi loại lá nầy. nhà có ngăn vách buồng, gian trước với một ngôi thờ tượng trưng về Ông Thẻ. Chuyến đi nầy tôi đã may mắn gặp cô năm Lệ cùng chồng đến bái viếng, nhà ngoài kênh xáng cách đây ba cây số. Ông bà thành tâm thành ý với chuyện Ông thẻ thứ tư chưa có ngôi thờ tôn nghiêm và đi vào hoạt động hợp pháp, đã nổ lực vận động cho đây trở thành khu di tích lịch sử, cúng lễ theo dòng phái BSKH và PGHH. Cô nói, Đức Cố Quản Trần văn Thành là tấm gương trách nhiệm phải thực hiện cho bằng được sự sai bảo của Đức Phật Thầy. Xem gương Ngài mình cũng nên làm cái vì đó để theo đuổi mục đích chung. Ông bà chạy lo về thủ tục hành chánh xin xây cất khu di tích lịch sử và nhờ đến sự tiếp tay của mẹ Ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng tới nay chưa có dấu hiệu tốt. Tôi hỏi qua căn nhà mới cất trong khu Ông Thẻ nói trên, cô đáp: nhà nầy là của con trai Ông chủ đất, cậu ta có vợ và cùng bà xã ra ở riêng. Cất xong căn nhà vợ chồng dọn đồ về ở thì đêm hôm đầu tiên cả vợ lẫn chồng đều bị người khuất mặt hiện đến đuổi đi, chưa ngủ được chút nào đã thấy quân binh rần rộ, phát sợ khiếp người phải bỏ chỗ mà đi. Ông chủ đất, cha của đôi vợ chồng trẻ nói trên nghe chuyện ốc ác nổi rần mình, tin chắc đây là vùng trung tâm điểm của Ông thẻ thứ tư đã thất lạc, đồng ý hiến nhà và phần đất nầy cho phần thiêng liêng.
Nghe chuyện cô năm Lệ vừa kể tôi rất mừng và tưởng đến một tương lai sáng sủa còn cách không xa. Ai có ngờ đâu, năm sau tôi đến thì căn nhà ấy cũng bị biến mất.
Giờ trở lại 12/11/2014 tôi hết biết là lần thứ mấy mà nơi thờ Ông Thẻ thứ tư vẫn còn là sự đổ nát, tiếp diễn sự phá phách vùng tín ngưỡng có tên trong lịch sử tôn giáo BSKH.
(Còn tiếp)


Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Kể Chuyện:
NGƯỜI NHƯ THẾ MÀ TU

 
      Trong đoàn chụp kỷ niệm sân sau chùa Vạn Linh


 
Anh hai Tung Hoành, xin lỗi, anh ta họ tên là Nguyễn Văn Hoành nhưng vì cách ở đời của anh mà các bạn “Hội Ve Chai”đặt thêm cho anh chữ “Tung” đứng trước chữ Hoành, kêu nối liền cho có “Điệu” mạnh mẽ. Bạn hội ve chai chịu đặt tên ai là kể rồi, hết gở. Cha mẹ anh sống đời hiền lương, uy tín chẳng ai dám cợt, nghe người ta kêu tên con mình là Tung Hoành kiểu cợt quá lố thì buồn lắm, ôm bụng chịu mắc cỡ với tiếng thị phi mai mỉa của hàng xóm.
Nhưng Anh Hoành nghe kêu như vậy thì khoái, có cao hứng như người lính được lên “ Lon ” gắn chức, chúa quậy trong hội ve chai nên hội mới tôn vinh anh cái tên đó để đời. Mỗi khi rượu vào “ tới cở” sà quây sà quây trợt là ngôi chúa hiện lên đôi mắt đỏ kè đụng chỗ nào cũng quậy được. Có lần hội ve chai nhóm giác chiều ở nhà của một thành viên cách nhà anh chừng trăm thước; hội không họp nhau thì thôi chứ đã họp, có bận gì thì cũng phải cho rảnh đặng cụng ly. Tìm mới được một ít mồi màng thì mồm ra nước dãi không cưỡng được sức thèm, vội cho cụng độ. Đi mới nửa đường cơ là sạch bách mồi. Người say chưa đủ chuẩn, rượu còn mà mồi cạn chịu yên sao nổi mà chịu! Rượu hừng hừng lên mặt đỏ đỏ xanh xanh anh Tung Hoành khập khểnh về nhà ngay lúc vợ anh đang chuẩn bị hương nước cúng chiều, anh đi thẳng vào trong kẹt vách nhà bếp ôm con gà mái đẻ, trên ổ có 8 cái trứng, anh vội cổi áo ra chia nửa giang san, chừa 4 lấy bốn cho công bằng. Bắt gà hốt trứng xong ra đi, tiếng gà kêu như cầu cứu, bà chủ đang cúng Phật còn ai mà dám, mấy đứa con gái con trai trong nhà, thấy ông tía say sỉn sợ văng tục chúng đã lủi đi lánh nạn.
Ra đến đầu ngỏ không biết anh Tung Hoành nghĩ còn thiếu cái gì mà trở vô…định làm gì đây? Hối hận ăn năng? Không dễ có chuyện đó đâu! Anh lấy của trong nhà đi ban phát tiệc tùng cho mấy người bạn nhậu mà với vẻ cường điệu, hách dịch thấy ngứa tay muốn đánh vợ một cái cho có oai Ông chồng, dằn mặt vợ của mấy đứa thành viên trong hội  để sau nó đừng có mà hó hé đến mấy Ông nhậu nầy. Nhưng vợ của anh, đang thì thụp lạy Phật trước bàn Thông Thiên nghe tiếng gà kêu la biết chồng bắt gà mái đẻ ăn thịt, tâm động đậy, trái tim đánh lung tung, chị cố gắng đọc thiết tha bài nguyện cho lấp đi tiếng gà kêu đầy sóng gió trong lòng; lời cầu nguyện bị dính đùn cục trong tiếng gà kêu oác oác.
Rượu vô là hung hăng bất kể Trời Đất, nhưng lúc trong người không rượu cũng dễ thương. Làm lụn giỏi giắn siêng năng, thương vợ thương con, ai có nói cao nói thấp gì cũng được. Chị Thon vợ anh cũng vì anh mà ăn chay tu niệm, siêng đi chùa lạy Phật, cầu Đức Phật hộ độ cho anh tỉnh tâm hối lỗi, bỏ rượu, tu niệm tại gia, nhưng tới nay anh vẫn chứng nào tật nấy.
Chị Thon nằm đánh đưa trên chiếc võng tư duy tìm cách kéo chồng ra khỏi hội ve chai, bỗng chị nhớ lại có lần theo đoàn hành hương chiêm bái vùng bảy núi, đồng hành có một người đàn ông mặt mày trông rất hung tợn, chị sợ không dám đi gần ông ta, lỡ có đi gần chị trông ông ta như trông trộm. Đến điểm dừng, ban tổ chức đoàn kêu mời quý bà con ngồi xúm lại một chỗ để nghe vị thuyết trình viên diễn giảng đạo lý khuyên tu, đề tài nói về nhân quả báo ứng, phân tích minh bạch. Thính giả rất hài lòng cho đề thuyết nên đã cổ vũ bằng những tràng pháo tay làm rộn ràng hội trường. Gả đàn ông có vẻ mặt hung tợn nói trên nghe qua như người mê sực tỉnh, liền trên nét mặt đổi màu hung dữ, lòng biết ăn năng, ngay khi đó ông ta thỉnh cầu vị thuyết trình viên và chư quý đồng đạo lớn tuổi đi trong đoàn làm chứng minh cho ông cải hối lo tu. Toàn thể trong đoàn vỗ tay, một tràng pháo tay rất dài, chị Thon cũng cao hứng thế nào mà vỗ mạnh tay, quyết liệt, sau cảm nhận đôi tay ê ẩm. Được thưởng cho tràng pháo tay xứng đáng, gả đàn ông nói trên móc quăng gói thuốc lá từ trong túi áo sơ mi, thảy luôn cái hột quẹt ga, tiếng vỗ tay lại vang lên chưa kịp dứt để ông ta nhớ một điều gì, nhớ rồi, ông ta kéo ngăn cập lôi ra 3 gói thuốc điếu He Rô giụt luôn xác….
Suy nhớ đến đó chị mỉm cười, hai tay nắm căng chiếc võng ngồi đứng nhanh dậy hướng mắt về chồng.
Anh Tung Hoành sáng giờ không đi đâu. Dùng cơm sáng xong anh trải tấm đệm da rắng lem luốt màu thời gian trước sân nhà, lôi hai ba thứ phân trộn chung đem bón lúa, đôi tay anh dính đầy phân lâu, biết là chồng rất thèm thuốc, chị mồi đưa thuốc cho chồng, đưa cái giẻ rách cho anh lau đở hai ngón tay gậm điếu, song chị e ấp thật dịu:
Anh à, xét nhà mình cũng dạng đủ ăn đủ mặc với đời, có quá lo làm giàu tranh danh bòn lợi cực thân thêm chớ sung sướng chi đâu mà ham. Mình lớn tuổi rồi, chúng ta nên chiết bớt thời giờ ham làm cho có đi đây đi đó mà biết xứ nọ cảnh kia với người ta, chừng chết không uổng. Em muốn hai đứa mình đi tham quan vùng bảy núi, chẳng biết ý của chồng em thế nào?
Tung Hoành ngưng tay nhìn vợ, như nhìn mặt nhân tình lâu ngày không thấy… dường như vợ mình trẻ ra, đẹp ra  làm anh thương…Anh cười hết sức là dễ chịu:
- Đi thì đi.
- Anh hứa rồi đó nghen!
- Bộ trúng kế sao mà làm dữ?
- Em còn thương chồng em, ghét nhau đâu mà tính kế.
Tung Hoành cười
- Nói nghe hay, có muốn giận cũng không được. Chừng nào đi và mấy hôm mới về?
- Đi giáp bảy núi độ chừng bốn năm hôm chứ gì.
- Lâu quá không được.
- Sao thế anh?
- Lúa mình ngoài đồng đang nhoẽn miệng, rất sợ sâu mò, để sâu mò phá lúc nầy nữa nhà mình ăn lúa lép đó biết chưa!
- Việc đó có em lo. Anh an tâm, em kêu cậu năm thằng nhỏ coi sóc giùm là được chứ gì.
- Được cái con khỉ! Lỡ nó cho ăn lúa lép, tôi thường nó được không?
- Được, em thường cho anh.
- Nhưng tới năm ngày thì lâu quá!
- Anh à, năm ngày loay quay cũng tới. Chúng mình sống đến chừng nầy tuổi có biết bao trăm lần năm ngày đó thôi. Chúng mình may mắn sống sanh nơi vùng đất Phật, hưởng phước đã đời, không bị chiến tranh, thiên tai, nghịch mùa đáng lẽ phải chiêm nghiệm lời Đức Thầy “Thất sơn lộ vẻ đài lầu, chừng ni mới thấy nhiệm mầu của ta”. Thất sơn là bảy núi, chúng mình nên đi cho biết núi nào với núi nào, ở đâu, hình dáng trước khi “Lộ vẻ đài lầu” thì thật là hạnh phúc chứ!
Anh Tung Hoành rứt quăng điếu thuốc khỏi miệng nhìn vợ với đôi mắt dễ thương:
- Chả biết vợ tôi giảng đạo hay ho thế nầy nhỉ! nói nghe giòn như pháo nổ. Thôi thì lệnh Ông chịu thua lệnh bà vậy.
Chị Thon mừng cười và làm duyên dáng, đi lấy cho chồng một ly nước mát, nói:
- Chịu thua là sao? Nói cho ra lẽ.
- Má nó chẳng thông minh chút nào. Thua tức là chịu đó, hiểu chưa?
- Anh chịu đi rồi phải hôn! Em định vài hôm nữa mới lên đường cho chúng mình còn kịp sửa soạn. Đã hứa đi, em xin anh kể từ giờ đừng uống rượu để rửa sạch rượu trong bụng leo dốc mới không mệt.
Tung Hoành nghe liền phực giận, gắt:
- Cô thiệt quá đáng! Cứ chen vô chuyện của đàn ông người ta!
Chị Thon nghe thấy chồng đổ quạu thì sợ, bèn xuống giọng:
- Cho em xin lỗi, chỉ gì muốn tốt cho sức khõe của anh thôi.
Giận, tức no trong bụng, ấm ức, muốn leo trèo sao? Tung Hoành ghì đầu hốt phân vô bao không nói năn gì. Chị Thon thất vọng, vẻ mặt buồn trông xa xăm. Lúc sau Tung Hoành dịu giận nhìn bà xã âu sầu thấy mà thương, muốn làm hòa sai vợ đi lấy chiếc thau con chiết lại chút phân để chiều xuống đem bón mấy cây bông buội đậu quanh nhà. Chị Thon lấy đưa thau một cách bực bội, né không nhìn mặt chồng để coi ông ấy giờ cũng dễ thương lắm. Không nhìn thì nghe:
- Rủ người ta đi núi đi chùa, chuyện có chút coi bộ cũng khó chịu. Thôi thì tôi cho lệnh bà thắng nữa đi!
 Chị Thon mừng muốn bay người lên
Sao, Anh nói?
Tôi thua, lệnh bà thắng. Vui lên giùm tôi cái bà xã!
Được chồng nhận lời, chị Thon cấp tốc tìm hỏi qua nhiều số điện thoại, xin được gia nhập đoàn đi hành hương chiêm bái ở miền bảy núi. Được biết có 2 đoàn khởi hành cùng ngày một ở An Giang một ở Cần Thơ. Đoàn An Giang điểm viếng đầu tiên là Anh Vũ Sơn lần đến Ngũ Hồ Sơn, Thiên Cẩm Sơn, Ngọa Long Sơn, Thủy Đài Sơn, Liên Hoa Sơn, đến Phụng Hoàng Sơn là dứt điểm. Đoàn Cần Thơ lên theo đường Lộ Tẻ Cái Sắn đi vào Tri Tôn, nên phải đi Phụng Hoàng Sơn là trước hết và điểm cuối là Anh Vũ Sơn.
Theo lộ đồ của hai đoàn chị Thon chọn đi theo lộ đồ đoàn An Giang, từ thị xã Châu Đốc đổ vô.

Đoàn tham quan rất đông, đi có dây có dọc, lúc lên giữa chặng núi Két “Anh Vũ Sơn” có tốp người đi trước ngồi nghỉ chân, anh Tung Hoành cũng ngồi nghỉ. Nhìn quang cảnh âm u, tự thấy lòng vơi đi những ham muốn chuyện đời, kề tai nói với vợ:
Cảnh núi rừng cô quạnh mà rất gợi cảm sự huyền bí, đi về chắc lòng tôi phải vấn vương.
Chị Thon cười:
Mới đi có chút đã thích núi rồi sao?
Ừ, Anh rất thích.
Em biết anh sẽ như vậy mà. Sau nầy chúng mình thường đi anh à.
Gộp đá đằng kia có mấy cô chú trẻ tuổi thoán thấy Tung Hoành liền quay mặt, tuồng hơi khó chịu, người nầy nói chuyền người nọ…lia con mắt… đúng là thằng chả chứ con ai nữa!
Hết ba ngày theo đoàn viếng cảnh và nghe giảng thuyết đạo Pháp, ngoài những lúc thuyết giảng ra, ai ai cũng tập nói điều lành, việc lành, khuyên nhau Niệm Phật, thêm cảnh huyền bí âm u làm cho Tung Hoành quên bớt việc nhà, hết lo sâu mò cắn lúa. Tâm dính theo đạo; đêm ngày thứ ba sau khi nghe thời giảng thuyết buổi tối trước sân chùa Phật Nhỏ “Thất Bửu Tự”phái đoàn nghỉ đêm lại đây. Máy đèn nhà chùa tắt lúc 21 giờ, mọi người sau một ngày leo trèo mệt nhọc từ vồ Chư Thần về, nghe thuyết giảng xong vô mùng ngủ sớm, nhưng anh Tung Hoành một mình ra trước sân chùa, gió lất phất trong sương khuya lạnh lẽo mà anh đứng như hẹn hò…ai đây. Có Phật đến trong lòng anh, Phật gọi anh bằng con, dạy anh đừng cờ bạc rượu chè nữa, lo tu, sửa tánh răn lòng để sau gặp Phật gặp Thầy trở gót. Anh hứa với Phật… Anh vào ngôi chánh điện chùa Thất Bửu, thấy trong chánh điện có 2 ngọn đèn dầu vặn lu, dòm chung quanh không có ai đâu mà mắc cở. Bốn bề vắng lặng, lòng sanh tình với Phật, anh Tung Hoành thắp hương quỳ nguyện trước bàn thờ Tam Bảo rất lâu để thưa chuyện với Phật, không hay có năm người đến đứng sau chờ, 2 người nam 3 vị nữ, là nhóm người của 2 hôm trước ở núi Két đã tỏ rõ thái độ mất cảm tình, tuồng như khó chịu với anh, đông người không ai biết nhưng anh biết, trong số có một nam một nữ bị anh đánh chưởi cho một trận cách nay khoảng 3 tháng và lần đó anh cũng bị người phụ nữ phang cho một khúc mía què dò. Thời gian chưa đủ để quên giận mà thiệt là oan gia ngõ hẹp không mời mà vẫn cứ gặp. Họ định vào chánh điện cúng bái Phật, chư vị Thánh Thần nhưng đã bị anh Tung Hoành giành chỗ, quì mãi nơi giữa ngôi chánh điện, kẻ đến sau không biết quì đâu. Họ xù xì, nếu 5 người quì một bên, trong số 5 người phải chịu vài người xa cách bàn Phật, còn muốn được gần bàn Phật phải chia quì 2 bên tả hữu họ cảm nghĩ như mình là “Quân Hầu” của Ông quậy thì xấu mặt nên cứ đứng mà chờ.

Chị Thon vắng chồng lâu  trong đêm hôm xứ lạ, đi tìm quanh trước sân tróng rộng, lượt qua bống mờ của các băng đá mới biết Trời lạnh thế này ai ra đây mà ngồi. Chị vào ngôi chánh điện chùa Phật Nhỏ, thấy chồng đang quỳ nguyện vái, không ai biết được nỗi vui mừng của chị trong lúc nầy đâu! Chị muốn vào quì nguyện chung với chồng cho anh ấy có thêm sức yểm trợ mà đại hùng đại lực về là bỏ rượu, nhưng phía ngoài có 5 người ở chờ chị đành phải sắp lược theo người ta.
Anh Tung Hoành quì khá lâu, ngúng nửa cây nhang mỏi gối, lạy 4 lạy đứng dậy xá Phật lui ra. Trong 5 người chờ ngoài có 2 người gặp Tung Hoành là quay mặt. Chị Thon tinh mắt thấy điều đó, khó chịu trong lòng, định chờ chồng ra ngoài trước mà hỏi cho ra lẽ thì chồng của chị hướng ngay hai người quay mặt mà nói:
- Hôm 2 tháng trước tôi đã xử sự quá thô bạo, không tốt với hai vị, nay cho xin lỗi nha!
Hai người ấy, chồng nhìn vợ, vợ nhìn chồng, hết sức ngạc nhiên, bở ngỡ, cái Ông quậy nhứt xứ mà nay hiền ngang xương không ngờ. Họ nghe lòng thương thương làm sao ấy. Người phụ nữ úp mặt sau lưng chồng để không ngượng miệng:
- Hôm ấy cháu giận quá không kềm chế được trước sự lố lăng hiếp người quá đáng của chú, liền quăng cho chú một khúc mía, có đau lắm không?
- Què chân mấy ngày sau mới hết. Lúc đó mà thợp được cô không phải nói năng vầy đâu.
- Nhưng cũng may cho chú là tay cháu cầm khúc mía chớ phải con dao, chưa biết chừng chú đã cụt chân. Cháu xin lỗi chú nha!
Chị Thon vở lẽ và rất vui mừng vì thù xưa đã được hóa giải.
Lên núi Cô Tô Phụng Hoàng Sơn, chiều ngày thứ tư hai kẻ thù quyết không nhìn mặt, đã chịu trở thành bạn thân, chú cháu ngọt sớt. Nghỉ đêm tại Vồ Hội, sương khuya lạnh lẽo mà tình người qua tình đạo thật ấm áp.
Sáng sớm đoàn viếng chùa Bồng Lai, chùa Phước Điền, lên đến cấp nhất núi Cô Tô thì bống Trời gần đúng đĩnh đầu. Tại đây, sau khi vị thuyết trình viên giảng xong đề tài, Ban tổ chức đoàn lên bày tỏ, cảm tưởng kết thúc chuyến đi và kêu gọi mọi người đóng góp ý kiến xây dựng.
Anh Tung Hoành đi vắng nhà 5 hôm vừa về tới, bạn hội ve chai đến mừng, rủ kiếm mồi cụng ly, nhưng anh ta từ chối. Nguyên do chính thức để anh từ chối thì rất ngại ngùng không thể nói, đẩy đưa qua chuyện mới đi về quá mệt cần dưỡng sức để chăm sóc ruộng nương. Hôm sau anh ra đồng bạn hội ve chai theo tới chỗ rủ về, anh thấy cần nên nói rõ để hai bên không kéo dài sự khó chịu:
- Kể từ giờ trở đi tôi không uống rượu nữa.
- Nguyên do?
- Mới đầu, uống rượu là tạo sự vui chơi phải không? Tập riết thành ghiềng. Qua mấy ngày đi tham quan tao mới nhận ra rằng: đất nước văn minh, con người văn minh mà cho đến giờ nầy sự vui chơi của mình quá lạc hậu và tội lỗi nên tao đồng ý bỏ sự vui chơi nầy đổi lấy sự vui chơi khác.
- Vui chơi khác là sao?
- Trước nhất là vui với cha, mẹ người đã tạo cho mình có hình hài thể xác. Chính mấy bây cũng biết, tụi mình uống rượu có cha mẹ thằng nào mà vui? Chỉ đi! Kế đó là vợ con, làng xóm. Người ta kêu mình là rượu quậy. Cái trận ở nhà anh Hai Đực mấy bây còn nhớ mà. Không nói nhiều, muốn có hạnh phúc trong gia đinh và xã hội thì nên dứt khoác cái hũ hèm, còn riêng tao, hôm nay tao tuyên bố rút lui.